Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Đương đầu với ung thư

 

Bệnh ung thư sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn
         Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng không phải ai bị ung thư cũng sẽ chết vì ung thư. Hiện nay có gần chín nghìn người Mỹ đang sống với một tiền sử bệnh ung thư. Đối với họ, bệnh ung thư đã trở thành một vấn đề sức khoẻ mạn tính (bệnh đang tiến triển), như là bệnh huyết áp cao hoặc đái tháo đường.
         Cũng giống như bất cứ người nào có bệnh mạn tính, những người bị ung thư cần phải đi kiểm tra thường xuyên để yên tâm về cuộc sống của họ, ngay cả khi việc điều trị ung thư đã kết thúc.
         Nếu bạn bị ung thư, bạn có thể nhận thấy bị đau nhức, đau hoặc xuất hiện dấu hiệu của bệnh. Thậm chí, chỉ một chút đau nhức cũng có thể làm cho bạn lo lắng. Trong khi đó, nghĩ về cái chết và sức khoẻ để thăm dò những cảm giác của bạn về cái chết là một việc hết sức bình thường, việc này còn có tầm quan trọng để tập trung vào cuộc sống. Hãy nghĩ rằng ung thư không phải là một bản án tử hình. Nhiều người bị ung thư đã được điều trị thành công. Những người khác thì sống được một thời gian dài trước khi bị chết vì ung thư. Vì vậy, hãy làm được nhiều nhất mỗi ngày khi đang sống với căn bệnh ung thư và việc điều trị căn bệnh đó.
Không ai biết trước được ngày mai
Con người đối phó lại căn bệnh ung thư bằng nhiều cách
         Cuốn sách này được viết để giúp bạn học hỏi được qua những người bị bệnh ung thư. Việc tìm hiểu về mọi người đối phó với căn bệnh ung thư như thế nào có thể giúp bạn hiểu được chính những cảm xúc của mình. Việc biết được những người khác kiểm soát như thế nào những vấn đề đặc biệt mà bệnh ung thư mang lại có thể giúp bạn tìm được những cách của riêng mình về việc đối phó với các vấn đề xảy ra cho bạn.
Chia xẻ những kinh nghiệm về cách sống cùng với bệnh ung thư
         Những người đã bị mắc bệnh ung thư và các thành viên trong gia đình, bạn bè của họ và những người bảo trợ có thể chia xẻ những kinh nghiệm của mình và đóng góp nhiều ý kiến về cách sống chung với bệnh tật.        
Những cảm xúc của bạn khi biết mình bị ung thư
         Bạn sẽ có nhiều cảm xúc sau khi biết rằng bạn bị mắc bệnh ung thư. Những cảm xúc này có thể thay đổi từng ngày, từng giờ, hoặc thậm chí từng phút.
         Một số cảm xúc mà bạn có thể trải qua bao gồm:
-    Phủ nhận
-    Cáu giận
-    Sợ hãi
-    Căng thẳng
-    Lo lắng
-    Trầm cảm
-    Buồn rầu
-    Cảm giác tội lỗi
-    Sự cô đơn
Tất cả những cảm xúc này là điều bình thường
         Cảm xúc đầy hy vọng cũng là bình thường. Không có ai lúc nào cũng có thể vui vẻ được nhưng trong khi bạn đang phải đối phó với bệnh ung thư, thì việc hy vọng có thể là một phần quan trọng của cuộc đời bạn.
         “Tôi đã được nghe bác sĩ nói: Tôi xin lỗi, các kết quả xét nghiệm cho thấy rằng bạn bị ung thư. Tôi không còn nghe được gì nữa, đầu óc tôi trở nên trống rỗng, và sau đó tôi chỉ nghĩ được là không phải, đó chỉ là sự nhầm lẫn thôi”
         Việc biết được bạn bị ung thư có thể gây ra một cú sốc. Bạn đã phản ứng lại như thế nào? Bạn có thể cảm thấy như bị chết lặng đi, hoảng sợ hoặc nổi giận. Bạn có thể không tin vào điều bác sĩ đã nói. Bạn có thể có cảm giác hoàn toàn đơn độc mặc dù có thể bạn bè và gia đình bạn đang cùng ở trong phòng với bạn. Những cảm giác đó cũng là bình thường.
         Đối với nhiều người, một vài tuần đầu sau khi chẩn đoán là rất khó khăn. Sau khi bạn nghe được từ “ung thư”, bạn có thể thấy khó thở hoặc không nghe thấy những gì đang được nói đến. Khi về nhà, bạn có thể suy nghĩ mung lung, không ăn được hoặc mất ngủ.
         Căn bệnh ung thư đã mang lại cho bệnh nhân kinh nghiệm rộng lớn về các cảm giác và xúc động. Những cảm giác này có thể thay đổi thường xuyên và không có sự báo trước. Vào những lúc đó, bạn có thể:
-    Trở nên cáu giận, sợ hãi hoặc lo lắng
-    Không thực sự tin rằng bạn bị ung thư
-    Cảm thấy mất tự chủ và khả năng tự chăm sóc bản thân
-    Thấy buồn, tội lỗi hoặc cô đơn
-    Có một cảm giác mạnh về hy vọng vào tương lai
Phần sau đây đề cập đến nhiều cảm giác được nêu ra khi con người biết được họ bị ung thư.
Sự phủ nhận
         Khi bạn được chẩn đoán lần đầu tiên, bạn có thể ở tình trạng khó tin hoặc thừa nhận sự thật rằng bạn bị ung thư. Sự phủ nhận có thể trở nên hữu ích bởi vì nó có thể dành cho bạn thời gian để chấp nhận dần dần sự thực là bạn bị ung thư. Sự phủ nhận còn có thể cho bạn thời gian để cảm nhận một tương lai đầy hy vọng và tốt đẹp hơn.
         Đôi khi, sự phủ nhận là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu như sự phủ nhận kéo dài quá lâu. Nó có thể làm cho bạn từ chối phương pháp điều trị mà bạn cần phải làm. Nó còn là một khó khăn khi mà những người khác phủ nhận là bạn bị ung thư, ngay cả sau khi bạn đã chấp nhận là mình có bệnh.
         Những tin tốt lành là hầu hết mọi người (những người bị ung thư cũng như những người yêu mến và quan tâm đến bạn) đều hợp tác vì sự phủ nhận. Vào lúc bắt đầu điều trị, hầu hết mọi người đều chấp nhận sự thật là họ bị ung thư.
Sự cáu giận
         Một khi bạn chấp nhận là mình bị ung thư, bạn có thể cảm thấy sự tức giận và trở nên sợ hãi. Thường là tự hỏi “Tại sao lại là mình?” và trở nên tức giận vì:
-    Căn bệnh ung thư
-    Những người chăm sóc sức khoẻ cho bạn
-    Những người bạn khoẻ mạnh và những người yêu mến bạn
         Và nếu bạn là người sùng đạo, bạn có thể nổi giận, thậm chí với cả Chúa. Sự tức giận đôi khi đến từ những cảm giác không thể biểu hiện ra ngoài, ví dụ như sự sợ hãi, hoảng loạn, thất vọng, lo lắng hoặc tình trạng tuyệt vọng. Nếu bạn cảm thấy tức giận thì hãy đừng "giả vờ" là mọi việc đều ổn cả. Hãy nói với bạn bè và gia đình về nỗi tức giận của bạn. Hầu hết những lần đó, việc trò chuyện sẽ giúp bạn cảm thấy tốt lên rất nhiều.
Sợ hãi và lo lắng
         “Tôi biết từ “ung thư” làm cho mọi người hoảng sợ. Đó là một sự chẩn đoán mà hầu hết mọi người thấy sợ hãi hơn bất cứ điều gì khác”
         Thật là kinh hoàng khi nghe tin mình bị ung thư. Bạn có thể sợ hãi hoặc lo lắng về:
-    Bị đau đớn do khối u hoặc việc điều trị
-    Cảm giác ốm yếu hoặc kết quả điều trị khác hẳn với mong đợi
-    Sự chăm sóc của gia đình
-    Việc thanh toán các loại hoá đơn thuốc
-    Việc giữ được việc làm
-    Sợ chết
Gia đình bạn và những người bạn thân có thể còn lo lắng về:
-    Nhìn thấy bạn buồn rầu hoặc trong cơn đau
-    Không dành đủ cho bạn sự nương tựa, tình yêu thương và sự thông cảm
-    Cuộc sống sẽ thiếu vắng bạn
         Một số nỗi sợ về căn bệnh ung thư dựa trên những câu chuyện, tin đồn và thông tin lỗi thời. Hầu hết mọi người đều cảm thấy tốt hơn khi họ biết được điều gì có thể trông đợi. Họ cảm thấy bớt sợ hơn khi họ hiểu biết hơn về bệnh ung thư và việc điều trị căn bệnh đó. Theo lời một người đàn ông bị ung thư tiền liệt tuyến đã nói: “Tôi đã đọc được nhiều những gì tôi có thể tìm được về căn bệnh ung thư của tôi. Việc tưởng tượng ra tình hình tồi tệ nhất là khủng khiếp hơn việc biết được điều gì có thể xảy ra. Việc biết được sự thật làm cho tôi đỡ sợ hơn nhiều”.
Sự căng thẳng
         Cơ thể bạn có thể phản ứng lại với sự căng thẳng và lo lắng về việc bị ung thư. Bạn có thể nhận thấy rằng:
-    Tim bạn đập nhanh hơn
-    Bạn bị đau đầu hoặc đau cơ
-    Bạn không muốn ăn
-    Bạn cảm thấy dạ dày nôn nao và bị ỉa chảy
-    Bạn cảm thấy run rẩy, yếu hoặc hoa mắt chóng mặt
-    Bạn có cảm giác chặt khít ở cổ họng và ngực
-    Bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít
         Sự căng thẳng còn có thể làm cho cơ thể bạn tránh xa cuộc chiến đấu với bệnh tật một cách tốt nhất có thể
         Bạn có thể học được cách kiểm soát sự căng thẳng bằng nhiều cách như:
-    Tập thể dục
-    Nghe nhạc
-    Đọc sách, thơ hoặc tạp chí
-    Hãy để tâm trí vào những sở thích riêng như âm nhạc hoặc việc thủ công
-    Thư giãn hoặc suy ngẫm, ví dụ như nằm xuống và hít thở thật chậm
-    Nói về những cảm giác của bạn với gia đình và bạn bè thân thiết
         Nếu bạn đang lo lắng về sự căng thẳng, hãy nói với bác sĩ hoặc y tá của bạn. Họ có thể giúp bạn bằng cách chỉ cho bạn đến một nhà tư vấn hoặc một nhóm giúp đỡ. Bạn còn có thể tham gia vào một lớp học dạy cho mọi người những cách đối phó với sự căng thẳng. Điều cốt yếu là tìm được những cách để kiểm soát sự căng thẳng và không để cho sự căng thẳng điều khiển chính bạn.
Sự đau đớn
         Mặc dù là hầu hết mọi người đều lo lắng về sự đau đớn, nhưng đó có thể không phải là vấn đề của bạn. Một số người không hề có bất cứ sự đau đớn nào. Những người khác có sự đau đớn chỉ một lần trong một khoảng thời gian thôi. Sự đau đớn của bệnh ung thư có thể hầu như luôn luôn được làm dịu xuống. Nếu bạn đang bị đau đớn, bác sĩ của bạn có thể giúp bạn những cách để bạn cảm thấy tốt hơn. Những cách đó bao gồm:
-    Đơn thuốc hoặc những loại thuốc không cần đơn của bác sĩ
-    Khăn lạnh hoặc miếng đệm lót nóng
-    Thư giãn, như là mát-xa hoặc nghe loại nhạc êm dịu
-    Hình dung, ví dụ như việc nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy hạnh phúc và êm đềm
-    Giải trí, như là đi xem phim, làm những việc là sở thích của bạn, hoặc bất cứ việc gì giúp đưa tâm trí bạn thoát khỏi sự đau đớn
         Không có lý do nào làm cho bạn phải lo lắng về sự đau đớn. Có nhiều cách để kiểm soát được sự đau đớn. Bác sĩ của bạn muốn và cần được nghe về sự đau đớn của bạn. Khi bạn bị đau đớn, bạn cần nói ngay lập tức. Cách xử lý với sự đau đớn của bạn có thể còn giúp bạn giải quyết những cảm giác thiếu tích cực khác.
Nếu bạn giấu giếm bệnh tật thì bạn đừng mong chờ được chữa khỏi (tục ngữ của người Etiopi)
Mức độ đau đớn và các tạp chí về sự đau đớn 
         Thang đau và nhật ký đau là những công cụ mà bạn có thể dùng để mô tả sự đau đớn đến mức độ nào mà bạn cảm nhận được. Những công cụ này còn có thể giúp các bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ biết được cách để điều trị chống đau cho bạn.
         Bạn là người duy nhất có thể mô tả sự đau đớn mà bạn cảm nhận được. Khi cảm thấy đau đớn thì không có câu trả lời nào là đúng hay sai. Trong nhiều mức độ đau, bạn được hỏi về mức đau của bạn như một số đếm từ 0 đến 10. Ví dụ, bạn sẽ ước lượng sự đau đớn của bạn bằng 0 nếu bạn cảm thấy không đau đớn chút nào. Bạn có thể sẽ ước lượng sự đau đớn bằng 10 nếu như đó là sự đau đớn nhất mà bạn chưa bao giờ từng cảm nhận được trong cuộc đời mình. Bạn có thể đánh dấu vào bất cứ số nào từ 0 đến 10 để mô tả sự đau đớn của mình.
         Khi bạn dùng một hệ thống chia mức độ đau đớn là chắc chắn bạn tính theo khoảng giới hạn. Ví dụ, bạn có thể nói: “Hôm nay mức đau của tôi là 7 trong hệ thống từ 0 đến 10”.
         Nhật ký đau đớn hoặc sổ ghi nhớ là loại công cụ khác mà bạn có thể sử dụng để mô tả sự đau đớn của mình. Với nhật ký hoặc sổ ghi nhớ, bạn không chỉ dùng hệ thống mức độ đau đớn mà còn ghi lại những gì bạn cho là nguyên nhân của sự đau đớn và điều gì giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
         Khi bạn mô tả sự đau đớn của mình với bác sĩ, y tá hoặc mọi người trong gia đình, hãy nói với họ về:
-    Chỗ nào bạn cảm thấy đau
-    Cảm giác giống như thế nào (dữ dội, âm ỉ, dồn dập hoặc đều đều)
-    Cảm thấy sự đau đớn mạnh đến mức nào
-    Sự đau đớn kéo dài bao lâu
-    Cái gì làm dịu cơn đau và cái gì làm sự đau đớn tăng lên
-    Những loại thuốc nào bạn đang dùng để giảm đau và chúng có tác dụng như thế nào
Quyền lực và lòng tự trọng
         Lần đầu tiên khi biết bạn bị ung thư, bạn có thể cảm thấy như là cuộc sống của mình mất hết quyền lực. Bạn có thể cảm thấy tình trạng này vì:
-    Bạn tự hỏi rằng mình sẽ sống hay chết
-    Công việc hàng ngày của bạn bị rối tung lên vì những lần đi khám bệnh và điều trị
-    Các bác sĩ sử dụng những từ ngữ và những thuật ngữ y học mà bạn không thể hiểu được
-    Bạn cảm thấy rằng mình không thể làm những gì mà bạn muốn
-    Bạn cảm thấy không có người giúp đỡ
-    Những bác sĩ đang điều trị cho bạn là những người xa lạ.
Mặc dù bạn có thể cảm thấy mất hết quyền lực nhưng có những cách bạn có thể làm chủ được. Ví dụ, bạn có thể:
-    Học hỏi được nhiều nhất có thể về bệnh ung thư của mình. Bạn có thể gọi điện thoại đến các địa chỉ mà bạn biết hoặc lên mạng tìm kiếm thông tin.
-    Đặt những câu hỏi. Hãy để các bác sĩ biết được khi bạn không hiểu được những điều họ đang nói, hoặc khi bạn muốn biết thêm thông tin về bất cứ điều gì.
-    Nhìn xa hơn căn bệnh ung thư của bạn. Nhiều người mắc ung thư đã cảm thấy tốt hơn khi họ ở trong tình trạng bận rộn hơn. Bạn có thể vẫn đi làm, thậm chí bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch làm việc. Bạn còn có thể hoạt động theo những sở thích riêng của mình như âm nhạc, nghề thủ công hoặc đọc sách.
Một người phụ nữ bị ung thư đã cho biết:
         “Có một lần tôi bắt đầu cảm thấy khoẻ hơn, tôi đã tìm lại chính mình, sự tìm kiếm những lối thoát mới có tính sáng tạo. Tôi đã luôn tự hứa rằng một ngày nào đó tôi sẽ tham dự một khoá học chụp ảnh. Sự toại nguyện với sở thích mới của tôi đã giúp tôi cảm thấy tốt hơn cả trong những mặt khác của cuộc sống”.
Sự buồn rầu và chán nản
         Nhiều người bị ung thư cảm thấy buồn bã hoặc chán nản. Đó là sự phản ứng bình thường đối với bất cứ căn bệnh nghiêm trọng nào. Khi bạn đã chán nản, bạn có thể có rất ít nghị lực, cảm giác mệt mỏi hoặc không muốn ăn.
         Sự chán nản đôi khi là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu những cảm giác về sự buồn rầu và nỗi tuyệt vọng luôn bao trùm lên cuộc sống của bạn, bạn có thể bị trạng thái chán nản bệnh lý. Bảng dưới đây liệt kê 8 dấu hiệu thông thường về sự chán nản. Hãy để các bác sĩ biết được nếu bạn có một hoặc nhiều hơn những dấu hiệu này hầu như là hàng ngày.
Những dấu hiệu sớm của sự chán nản (trầm cảm)
Kiểm tra những dấu hiệu là vấn đề của bạn:
-    Một cảm giác là bạn bất lực và không có hy vọng, hoặc cuộc sống này không còn ý nghĩa gì nữa.
-    Không còn quan tâm đến gia đình và bạn bè
-    Không còn quan tâm đến những sở thích và các hoạt động bạn đã từng thích
-    ăn mất ngon, hoặc không còn quan tâm đến đồ ăn uống nữa
-    Khóc lóc trong thời gian dài, hoặc nhiều lần trong ngày
-    Những rối loạn giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc quá ít
-    Những thay đổi về mức độ sức lực của bạn
-    Nghĩ đến việc tự tử. Điều này bao gồm việc lập những kế hoạch hoặc có những hành động tự tử, cũng như việc thường xuyên nghĩ về cái chết và sắp chết.
         Sự trầm cảm có thể điều trị được. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc. Họ còn có thể gợi ý cho bạn nói ra những cảm xúc của bạn với một nhà tư vấn hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ cùng với những người bệnh ung thư khác.
Hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ lùi lại phía sau (Ngạn ngữ của người Maori)
Tội lỗi
         Nhiều người bị ung thư cảm thấy như đã làm điều gì sai trái. Ví dụ:
          Bạn có thể tự đổ lỗi cho mình vì gây khó chịu cho những người mà bạn yêu thương.
          Bạn có thể thấy lo lắng rằng bạn là gánh nặng cho mọi người, cả về việc phải chăm sóc bạn và gánh nặng kinh tế.
          Bạn có thể thấy ghen tỵ với sức khoẻ của những người khác và bạn thấy xấu hổ vì cảm giác ghen tỵ này.
          Thậm chí, bạn có thể tự trách mình về lối sống có thể đã dẫn đến bệnh ung thư của bạn. Ví dụ, việc tắm nắng gây ra bệnh ung thư da hoặc hút thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi.
         Những cảm giác này là hoàn toàn bình thường đối với những người bị ung thư. Một phụ nữ bị ung thư vú đã nói: “Khi tôi cảm thấy có lỗi rằng tôi đã gây ra bệnh ung thư của tôi, tôi đã nghĩ đến những đứa trẻ cũng sẽ bị ung thư. Điều này làm tôi nhận ra rằng bệnh ung thư có thể chỉ ngẫu nhiên xảy ra, đó không phải là lỗi của tôi”.
Gia đình và bạn bè của bạn có thể cũng cảm thấy có lỗi vì:
-    Họ khoẻ mạnh trong khi đó bạn đang ốm yếu
-    Họ không thể giúp bạn được nhiều như mong muốn
-    Họ cảm thấy căng thẳng và sốt ruột
         Họ có thể còn muốn là người tốt nhất và cảm thấy có tội khi họ không thể dành cho bạn tất cả sự chăm sóc và sự thông cảm mà bạn cần.
         Những nhà tư vấn có thể giúp giải quyết những cảm giác có lỗi đó. Hãy để cho bác sĩ biết được nếu bạn hoặc người nào đó trong gia đình bạn muốn nói chuyện với một nhà tư vấn.
Sự cô đơn
         Những người bị ung thư thường cảm thấy cô đơn hoặc xa cách với những người khác. Bạn có thể thấy rằng bạn bè của bạn có ít thời gian trong việc giải quyết căn bệnh ung thư của bạn và có thể không đến thăm bạn được. Một số người thậm chí còn không gọi điện thoại hỏi thăm bạn được. Bạn có thể cảm thấy quá mệt mỏi để giữ được những sở thích riêng và các hoạt động mà bạn thường thích thú. Và đôi khi, thậm chí khi bạn đang có những người mà bạn yêu quý ở bên và chăm sóc, có thể bạn vẫn cảm thấy rằng chẳng có ai hiểu được bạn đang nghĩ gì.
         Bạn có thể thấy đỡ cô đơn hơn khi bạn gặp gỡ với những người cũng bị ung thư khác. Nhiều người cảm thấy tốt hơn khi họ tham gia một nhóm hỗ trợ và nói chuyện với những người khác cũng đang phải đối mặt với những thách thức giống nhau của bệnh ung thư. Chính bạn có thể là người đứng ra tổ chức một nhóm hỗ trợ như vậy.
Chia xẻ niềm vui nhân đôi hạnh phúc; chia xẻ nỗi buồn làm giảm đi một nửa (tục ngữ Thuỵ điển)
         Không phải tất cả mọi người đều muốn hoặc có thể tham gia vào một nhóm giúp đỡ nhau. Một số người thích nói chuyện với chỉ một người nào đó vào một thời điểm nhất định. Bạn có thể cảm thấy nói chuyện thoải mái hơn với một người bạn thân thiết hoặc một người trong gia đình, một người nào đó trong giáo hội của bạn hoặc một nhà tư vấn.
Hy vọng
         Một khi người ta chấp nhận là họ bị ung thư, họ thường cảm thấy một cảm giác hy vọng. Có rất nhiều lý do để tạo cảm giác tràn đầy hy vọng.
-    Điều trị ung thư có thể thành công. Hàng triệu người bị ung thư đang còn sống đến ngày nay.
-    Những người với căn bệnh ung thư vẫn có thể tiếp tục một cuộc sống tích cực mặc dù đang trong thời kỳ điều trị.
-    Những cơ may sống với- và sống "ngoài tầm ung thư" hiện nay là tốt hơn cuộc sống mà họ đã không thể có được trước đây. Mọi người thường sống nhiều năm hoặc rất nhiều năm sau khi việc điều trị ung thư của họ kết thúc.
Một số bác sĩ cho rằng niềm hy vọng có thể giúp cơ thể bạn chống chọi được với bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đang tìm tòi để trả lời câu hỏi liệu một cách nhìn nhận đầy hy vọng và thái độ lạc quan có giúp con người cảm thấy tốt hơn. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm nên cảm giác đầy hy vọng của bạn:
-    Viết ra những cảm giác đầy hy vọng của bạn và nói với những người khác
-    Lập kế hoạch hàng ngày của bạn như bạn vẫn thường làm
-    Không hạn chế những việc mà bạn muốn làm vì bạn bị ung thư
-    Tìm kiếm những lý do để hy vọng
Dù đêm dài đến mấy, bình minh cũng sẽ đến (tục ngữ Châu Phi)
         Bạn có thể tìm thấy hy vọng một cách tự nhiên, hoặc bằng tôn giáo hoặc lòng tín ngưỡng của bạn. Hoặc là bạn có thể tìm thấy hy vọng trong những câu truyện về những người bị ung thư vẫn đang làm chủ cuộc sống.
Tổng hợp: Học hỏi về việc bạn bị ung thư
         Bạn sẽ có nhiều cảm giác tốt khi bạn học được cách sống với ung thư. Những cảm giác này có thể thay đổi từng ngày, từng giờ, hoặc thậm chí từng phút.
         Những cảm giác phủ nhận, cáu giận, sợ hãi, căng thẳng và lo âu, chán nản, buồn rầu, tội lỗi và cô đơn là bình thường. Vì đó là một cảm giác hy vọng. Trong khi đó, không có ai lúc nào cũng vui vẻ được, niềm hy vọng là một điều bình thường và là một phần tất yếu của sự từng trải bệnh ung thư của bạn.
Những vấn đề gia đình
         Căn bệnh ung thư có thể làm thay đổi cuộc đời bạn và cuộc sống của những người xung quanh bạn.
-    Công việc hàng ngày của bạn có thể bị xáo trộn
-    Vai trò và trách nhiệm có thể thay đổi
-    Những mối quan hệ có thể bị căng thẳng hoặc ngược lại được củng cố tốt hơn.
-    Việc quan tâm đến tiền bạc và bảo hiểm có thể nảy sinh các vấn đề khó khăn
-    Bạn có thể cần sống cùng với một số người nữa
-    Bạn có thể cần sự giúp đỡ những việc trong nhà và việc lặt vặt.
Hầu hết mọi người đều thấy rằng nếu chính họ, bạn bè và gia đình cùng nói chuyện về bệnh ung thư và những cảm giác của họ thì họ cảm thấy gần gũi nhau hơn.
         Không phải tất cả các gia đình là giống nhau. Gia đình bạn có thể bao gồm chồng hoặc vợ, con cái, và cha mẹ. Hoặc có thể bạn coi những người đồng nghiệp hoặc bạn bè thân thiết của bạn như gia đình của bạn.
         Bệnh ung thư không chỉ ảnh hưởng đến người bị bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình.
         Mọi người trong gia đình bạn đối phó như thế nào với bệnh ung thư của bạn? Họ có thể sợ hãi hoặc cáu giận, cũng giống như bạn thôi.
         Khi lần đầu tiên bạn biết mình bị ung thư và sẽ phải điều trị nhiều lần, đối với mọi người những công việc hàng ngày có thể thay đổi. Ví dụ, người nào đó trong gia đình bạn cần phải nghỉ làm để đưa bạn đi điều trị. Bạn có thể cần sự giúp đỡ các công việc trong nhà và việc lặt vặt.
         Gia đình bạn phản ứng lại với bệnh ung thư của bạn như thế nào có thể phụ thuộc nhiều vào thái độ cư xử của bạn như thế nào trong quá khứ.
         Một số gia đình thấy dễ dàng nói chuyện về ung thư. Họ có thể dễ dàng chia xẻ những cảm nghĩ của họ về những thay đổi mà căn bệnh ung thư mang lại cho cuộc sống của họ. Những gia đình khác lại thấy khó nói chuyện được về ung thư. Những người trong những gia đình này có thể thường phải giải quyết vấn đề một mình và không muốn nói đến những cảm giác của họ.
         Những gia đình đã ly hôn hoặc có những mất mát khác có thể có nhiều điều lo lắng khi nói về ung thư. Như một phụ nữ bị ung thư phổi đã nói:
         “Khi nói về bệnh ung thư của tôi là khó khăn lắm. Chồng tôi và tôi đã ly dị cách đây 5 năm, vì vậy mẹ tôi đã đến ở cùng và giúp tôi trông con. Rốt cuộc, tôi đành phải nói với chồng cũ về bệnh ung thư của tôi và anh ấy đã giúp các con trai hiểu được vấn đề bệnh ung thư của tôi. Gia đình của chúng tôi đã cùng bên nhau suốt và chúng tôi sẽ luôn như vậy. Đối với tôi, chỉ có tính kiên trì trong cuộc sống là thay đổi”.
         Nếu gia đình bạn thấy khó nói về những cảm xúc, hãy nghĩ về việc nhận một vài sự giúp đỡ. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn một nhà tư vấn có thể giúp mọi người trong gia đình bạn hiểu được về bệnh ung thư có ý nghĩa gì đối với họ. Nhiều gia đình thấy rằng, mặc dù nghĩ về nó có thể là khó, họ cảm thấy gần nhau hơn khi họ cùng nhau đối mặt với ung thư.
Những thay đổi vai trò của bạn trong gia đình
         Khi người nào đó trong gia đình bị ung thư, mọi người đảm nhiệm những vai trò và trách nhiệm mới. Ví dụ, một đứa trẻ có thể được đề nghị làm nhiều công việc nhà hơn hoặc một người chồng, người vợ hoặc bạn có thể cần đến để giúp chi trả những hoá đơn, đi chợ hoặc làm vườn. Các thành viên trong gia đình đôi khi gặp khó khăn trong việc thích ứng với những vai trò mới này.
Sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới của bạn
         Nhiều gia đình gặp phải khó khăn khi thay đổi vai trò thường làm có thể là điều bắt buộc khi một người thân yêu của họ bị ung thư.
Tiền bạc. Căn bệnh ung thư có thể làm giảm tổng số tiền của gia đình bạn phải chi tiêu hoặc tiết kiệm. Nếu bạn không thể đi làm được nữa thì người nào đó trong gia đình bạn có thể cần tìm một việc làm. Bạn và gia đình bạn sẽ phải tìm hiểu nhiều hơn về bảo hiểm sức khoẻ và tìm xem công ty bảo hiểm của bạn sẽ trả cho những khoản nào và bạn phải trả những khoản nào. Hầu hết mọi người đều thấy căng thẳng khi những vấn đề về tiền bạc này vẫn tiếp tục là mối lo toan.
Thu xếp cuộc sống. Những người bị ung thư đôi khi cần thay đổi nơi sống hoặc người mà họ sống cùng. Khi bạn bị ung thư, bạn có thể cần phải chuyển đến ở cùng với người nào đó để nhận được sự chăm sóc mà bạn cần. Việc này có thể gây khó chịu vì bạn có thể cảm thấy rằng mình bị mất tự do, ít ra là trong một thời gian ngắn. Hoặc bạn có thể cần phải đi xa để điều trị bệnh. Nếu bạn phải đi điều trị xa nhà, hãy mang theo một số đồ dùng nhỏ ở nhà. Bằng cách này, bạn sẽ thấy như có gì đó quen thuộc ngay cả ở nơi xa lạ.
Những hoạt động hàng ngày. Bạn có thể cần đến sự giúp đỡ một số việc như là đi thanh toán tiền, nấu ăn hoặc việc kèm học cho bọn trẻ. Đề nghị mọi người làm giúp những công việc đó cho bạn có thể là khó khăn. Một người bố trẻ đang điều trị ung thư đại tràng đã nói: “Khi từ bệnh viện trở về nhà, tôi lại muốn đảm đương mọi việc nhưng hoàn toàn không có đủ sức. Đề nghị mọi người giúp đỡ quả là khó khăn. Đã trở nên dễ dàng chấp nhận sự giúp đỡ khi tôi thấy rõ là những đứa con của tôi đã cảm thấy rằng chúng đang góp phần vào sự bình phục của tôi”.
Lập kế hoạch
         Mặc dù khi mọi người yêu cầu được giúp đỡ bạn, điều quan trọng là hãy để cho mọi người biết là bạn vẫn có thể tự mình làm được một số việc. Nhiều nhất có thể, bạn hãy duy trì công việc thường ngày của bạn bằng việc giải quyết một số vấn đề, như là làm công việc vặt trong nhà, và làm theo những sở thích riêng mà bạn yêu thích.
         Đề nghị giúp đỡ không phải là dấu hiệu của tình trạng yếu đuối. Hãy xem xét đến việc thuê ai đó hoặc yêu cầu một người thân giúp đỡ. Bạn có thể tìm được một y tá hoặc y công đã quen với công việc ở bệnh viện giúp đỡ bạn trong các việc như:
-    Chăm sóc thân thể, như là tắm hoặc giặt quần áo
-    Các việc vặt trong nhà, như là lau dọn nhà và đi chợ
-    Chăm sóc khéo léo như làm cho bạn thấy dễ chịu và cho uống thuốc
         Cũng như có lúc bạn cần thời gian cho riêng mình, các thành viên trong gia đình bạn cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, giải trí và chăm lo cho những việc khác của họ. Chăm lo đến việc nghỉ ngơi là cách mọi người có thể có được thời gian mà họ cần. Trong việc chăm lo cho việc nghỉ ngơi, một người nào đó đến nhà bạn và chăm sóc cho bạn trong khi các thành viên của gia đình bạn vắng nhà. Hãy để cho bác sĩ hoặc nhà công tác xã hội biết được nếu bạn muốn biết thêm về sự chăm sóc lấy lại tinh thần và sức lực.
Vợ chồng
         “Bệnh ung thư của chồng tôi đã làm cho tôi hoảng sợ. Anh ấy luôn luôn cần sự chăm sóc của tôi và chúng tôi đã luôn cùng làm mọi việc với nhau. Tôi sợ rằng tôi không có đủ sức khoẻ để giúp anh ấy vượt qua bệnh tật. Tôi đã sợ rằng anh ấy có thể không qua khỏi được. Tôi sợ phải nói về nỗi lo lắng của tôi với anh ấy vì tôi không muốn làm cho anh ấy buồn”.
         Chồng, vợ bạn hoặc bạn của bạn có thể cảm thấy sợ hãi căn bệnh ung thư cũng giống như bạn thôi. Bạn có thể cảm thấy lo âu, ít hy vọng hoặc sợ hãi. Bạn có thể thấy khó mà có được một người mà bạn yêu mến chăm nom.
         Mọi người thường phản ứng trở lại với căn bệnh ung thư theo nhiều cách khác nhau. Một số người thì không chấp nhận rằng ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng. Những người khác thì đã cố gắng quá nhiều để trở thành những người hộ lý tại gia “lý tưởng”. Và một số người thì từ chối nói chuyện về ung thư. Đối với hầu hết mọi người, việc nghĩ đến tương lai là thật kinh khủng.
         Sẽ có ích nếu bạn và những người gần gũi với bạn có thể nói ra những nỗi sợ hãi và lo lắng. Bạn có thể muốn được gặp một nhà tư vấn có thể giúp đỡ cả hai người khi nói về những cảm giác này.
Chia xẻ thông tin
         Cả vợ hay chồng hoặc bạn của bạn tham gia vào việc quyết định điều trị của bạn là điều quan trọng. Các bạn có thể cùng gặp bác sĩ của bạn để hiểu thêm về loại bệnh ung thư của bạn. Bạn có thể còn muốn phát hiện thêm về những triệu chứng thông thường, những sự lựa chọn cách điều trị và những tác dụng phụ của điều trị. Những thông tin này sẽ giúp cả hai bạn lập nên kế hoạch trong tương lai.
         Vợ hay chồng hoặc bạn của bạn sẽ còn muốn biết thêm làm thế nào để giúp bạn chăm sóc thân thể và những cảm xúc của bạn. Và mặc dù việc này không dễ dàng chút nào, nhưng hai người cần phải nghĩ đến tương lai và lập ra những kế hoạch trong trường hợp bạn bị chết vì căn bệnh ung thư. Bạn có thể thấy có ích khi đến gặp một nhà lập kế hoạch tài chính hoặc một luật sư.
Hãy gần gũi nhau
         Mọi người đều muốn có được những cảm giác cần nhau và yêu thương. Bạn có thể luôn luôn vẫn là “người mạnh mẽ” trong gia đình, nhưng bây giờ là lúc hãy để vợ, chồng hoặc bạn của bạn giúp bạn. Việc này có thể đơn giản như việc để một người sửa lại cái gối cho bạn, mang cho bạn một cốc nước mát hoặc đọc sách cho bạn nghe.
         Cảm giác gắn bó về tình dục với vợ hoặc chồng bạn cũng rất quan trọng. Bạn có thể không còn quan tâm đến nhu cầu tình dục nữa khi bạn đang điều trị vì bạn cảm thấy mệt, khó chịu trong bụng hoặc đang đau yếu. Nhưng khi việc điều trị của bạn đã xong, bạn có thể lại muốn sinh hoạt tình dục. Đến tận lúc đó, vợ hoặc chồng bạn có thể cần tìm những cách mới để thể hiện rằng các bạn đang chăm sóc lẫn nhau. Việc này có thể bao gồm sự ôm ấp và âu yếm nhau.
Thời gian xa cách
         Vợ chồng bạn hoặc bạn của bạn cần tạo được ý thực về sự cân bằng trong cuộc sống của nhau. Họ cần thời gian để chăm lo những việc lặt vặt trong nhà và những việc khác. Bạn của bạn cũng sẽ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi của bạn do bệnh ung thư. Và quan trọng nhất là mọi người cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi. Nếu bạn không muốn bị cô đơn khi những người yêu thương của bạn đi vắng, hãy nghĩ đến việc thuê người chăm sóc hoặc rủ một người bạn đến ở cùng.
Trẻ em
         Mặc dù con bạn sẽ thấy buồn và lo lắng khi chúng biết về bệnh ung thư của bạn, bạn không nên tỏ ra là mọi việc đều tốt đẹp cả. Nhiều đứa trẻ có thể cảm thấy đang có cái gì đó khác lạ với bạn. Chúng sẽ thấy rằng bạn không có vẻ khoẻ mạnh hoặc bạn không dành nhiều thời gian cho chúng như trước kia. Chúng có thể nhận ra rằng có nhiều người đến thăm bạn và nhiều cuộc gọi điện hỏi thăm hoặc là khi bạn cần phải đi xa để điều trị và các lần đi khám bệnh.
Người lớn nói gì hôm trước, trẻ em nói lại vào sáng hôm sau (tục ngữ Kenya)
Nói chuyện với trẻ em về ung thư
         Trẻ em khoảng 18 tháng tuổi đã bắt đầu biết nghĩ và hiểu được những gì đang xảy ra xung quanh chúng. Điều quan trọng là hãy nói thật với con bạn rằng bạn đang bị ốm và các bác sĩ đang chữa bệnh để cho bạn khoẻ hơn. Việc nói cho chúng biết sự thật tốt hơn là việc để cho chúng tưởng tượng ra những điều tồi tệ nhất. Hãy cho con bạn cơ hội để được hỏi những gì chúng thắc mắc và bộc lộ những cảm giác của chúng. Nếu chúng đặt ra những câu hỏi mà bạn không thể trả lời được, hãy để chúng biết rằng bạn sẽ tìm câu trả lời cho chúng sau. Khi bạn nói chuyện với bọn trẻ, hãy dùng những từ và thuật ngữ mà chúng có thể hiểu được. Ví dụ, nói từ “bác sĩ” thay cho từ “nhà ung thư học” hoặc “thuốc” thay cho từ “hoá trị”. Hãy nói với chúng là bạn yêu chúng rất nhiều và đề xuất những cách mà chúng có thể giúp cho sự chăm sóc bạn. Chia xẻ với chúng về những quyển sách về ung thư phổ cập, dễ hiểu. Bác sĩ, y tá của bạn hoặc bác sĩ tâm lý có thể đề xuất những ý kiến tốt cho con bạn.
         Hãy để những người khác chung sống với bọn trẻ biết về bệnh ung thư của bạn. Những người đó bao gồm các thày cô giáo, gia sư, hàng xóm, huấn luyện viên, hoặc những người bà con họ hàng khác có thể dành thêm thời gian cho chúng. Những người này có thể đưa chúng cùng tham gia các hoạt động của họ, cũng như việc lắng nghe những cảm xúc và lo lắng của chúng. Bác sĩ hoặc y tá của bạn còn có thể giúp đỡ bằng việc nói chuyện với chúng và trả lời những câu hỏi của chúng.
Trẻ em có thể phản ứng lại như thế nào
         Trẻ em có thể phản ứng lại căn bệnh ung thư theo nhiều cách khác nhau, ví dụ, chúng có thể:
-    Bị lúng túng, sợ hãi, hoặc cô đơn
-    Cảm thấy có lỗi và nghĩ rằng chúng đã làm hoặc nói gì đó đã gây nên bệnh ung thư
-    Cảm thấy cáu giận khi chúng bị yêu cầu giữ yên tĩnh hoặc phải làm thêm công việc vặt trong nhà
-    Bị mất đi phần lớn sự chăm sóc mà chúng thường nhận được
-    Cư xử và làm ngược lại như hồi chúng còn trẻ thơ
-    Mắc vào tình trạng rắc rối ở trường hoặc ở nhà
-    Đeo bám bạn và sợ phải ra khỏi nhà
“Hiện nay mẹ tôi đang bị ung thư, mọi việc đã thay đổi. Tôi muốn ở bên cạnh mẹ nhưng tôi cũng muốn đi chơi lang thang với bạn bè. Mẹ cần tôi trông giúp thằng em trai nhỏ, nhưng điều tôi chắc chắn muốn là đi đá bóng như mọi khi”. Con của một bệnh nhân ung thư tâm sự
Thanh thiếu niên và căn bệnh ung thư của cha mẹ
         Tuổi thanh thiếu niên là một thời điểm đặc biệt trong cuộc đời, khi chúng đang cố gắng thoát khỏi và không phụ thuộc vào cha mẹ nữa. Khi cha mẹ bị ung thư, việc thoát khỏi sự quản lý của cha mẹ có thể là khó khăn đối với chúng. Chúng có thể trở nên dễ bị nổi cáu, hành động không suy nghĩ, hoặc rơi vào tình trạng đau buồn.
         Hãy cố gắng làm cho bọn trẻ nói về những cảm giác của chúng. Hãy nói với chúng nhiều những gì chúng muốn biết về bệnh ung thư của bạn, để chúng nói ra những ý kiến của mình và nếu có thể hãy để chúng giúp bạn có những quyết định đúng đắn.
         Các em thanh thiếu niên có thể muốn nói chuyện với những người khác về cuộc sống của chúng. Bạn bè có thể là nguồn hỗ trợ mạnh mẽ, đặc biệt là những bạn trong gia đình cũng có người bị những căn bệnh hiểm nghèo. Các thành viên gia đình khác, các thầy cô giáo, gia sư, huyến luyện viên, và những người đứng đầu các giáo hội cũng có thể giúp bạn. Khuyến khích con bạn nói ra những nỗi sợ hãi và cảm giác của chúng với những người chúng tin tưởng và cảm thấy gần gũi. ở một số nước, thậm chí còn có cả những nhóm giúp đỡ các em có cha mẹ bị ung thư.
Trẻ em ở mọi lứa tuổi cần biết gì:
Về ung thư
-    Không phải những gì con bạn đã làm, nghĩ hoặc nói làm cho bạn bị ung thư
-     Bạn không thể lây bệnh ung thư từ một người nào đó. Bạn bị ung thư không có nghĩa là những người khác trong gia đình cũng sẽ bị ung thư
-    Bạn bị ung thư không có nghĩa là bạn sẽ chết vì bệnh này. Trong thực tế, nhiều người đang sống cùng với bệnh ung thư trong một thời gian dài, thậm chí rất dài.
-    Các nhà khoa học đang tìm kiếm nhiều cách mới để chữa trị bệnh ung thư
Về việc sống trong gia đình có bệnh ung thư
-    Con bạn không bị cô đơn. Những đứa trẻ khác cũng có thể có bố mẹ bị bệnh ung thư. Cuộc sống bị đảo lộn, buồn đau hoặc sợ hãi về căn bệnh của bạn là điều bình thường
-    Con bạn không thể làm gì được để thay đổi sự thật về bệnh ung thư của bạn
-    Các thành viên trong gia đình có thể hành động một cách khác nhau vì họ đều lo lắng cho bạn
-    Bạn hãy cho con bạn biết rằng bạn đang được chăm sóc cẩn thận, sẽ không có chuyện gì xảy ra với bạn.
Chúng có thể làm gì
-    Chúng có thể giúp bạn bằng cách làm tốt mọi việc như rửa bát đĩa, đọc truyện cho bạn nghe hoặc vẽ cho bạn một bức tranh.
-    Chúng sẽ vẫn đi học, chơi thể thao và tham gia các hoạt động vui chơi khác
-    Chính chúng có thể nói chuyện với những người lớn như các thày cô giáo, các thành viên trong gia đình về bệnh ung thư của bạn.
Những đứa trẻ lớn
         Hiện tại, bạn đang bị bệnh ung thư nên mối quan hệ của bạn với những đứa con lớn của bạn có thể bị thay đổi. Bạn có thể:
-    Đề nghị con bạn làm thêm một số việc mới, ví dụ như là việc thực hiện các chỉ định chăm sóc sức khoẻ, thanh toán các hoá đơn hoặc chăm lo nhà cửa.
-    Đề nghị con bạn giải thích một số thông tin mà bạn nhận được từ bác sĩ, hoặc đi cùng bạn đến gặp bác sĩ vì chúng có thể nghe và hiểu được các bác sĩ nói gì với bạn.
-    Tin tưởng vào sự ủng hộ tình cảm của con bạn. Ví dụ, bạn có thể đề nghị chúng cư xử như “người trung gian” trao đổi ý kiến của bạn với bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình
-    Muốn con bạn dành nhiều thời gian cho bạn. Việc này có thể khó khăn, đặc biệt là khi chúng phải đi làm hoặc có gia đình riêng của chúng
-    Thường thấy khó khi nhận sự an ủi và ủng hộ từ các con hơn là yêu cầu chúng quan tâm nhiều hơn đến bạn.
-    Cảm thấy ngượng nghịu khi con bạn giúp bạn chăm sóc thân thể, như việc ăn uống và tắm gội.
         Như lời một cô con gái lớn của một người phụ nữ bị bệnh ung thư buồng trứng đã nói: “Trong gia đình, mẹ tôi luôn luôn là người cứng rắn. Bất kể khi nào chúng tôi có khó khăn gì đều đến nhờ bà giúp đỡ. Nay chúng tôi phải đỡ đần cho bà. Để làm công việc này thật khó khăn hơn nhiều vì chúng tôi còn có con nhỏ phải chăm nom và còn phải đi làm nữa”.
Nói chuyện với những đứa con lớn của bạn
         Điều quan trọng là nói về bệnh ung thư với con bạn, mặc dù chúng bị bối rối và thấy lo lắng cho bạn. Nhờ đến cả chúng khi nói về việc điều trị của bạn. Hãy để cho chúng biết suy nghĩ và mong muốn của bạn, nhất là trong trường hợp bạn không thể được chữa khỏi bệnh ung thư. Mặc dù các con bạn lo lắng rằng cha mẹ chúng sẽ bị chết. Khi chúng biết được bạn bị ung thư, những đứa con lớn có thể nhận thức rõ bạn là quan trọng như thế nào đối với chúng. Chúng có thể cảm thấy có lỗi vì chúng vẫn chưa gần gũi với bạn. Chúng có thể cảm thấy tồi tệ hơn vì chúng không thể dành nhiều thời gian cho bạn hoặc vì chúng không sống chung với bạn và còn vì nhiều công việc khác nữa. Một số những cảm xúc này có thể làm cho bạn khó nói chuyện với các con của bạn. Nếu bạn thấy khó nói với các con, hãy nhờ bác sĩ hoặc y tá của bạn đề nghị một nhà tư vấn giúp bạn trong việc nói tất cả những điều bạn cần nói với con bạn.
         Dành hầu hết thời gian bạn có với con cái. Hãy nói về bạn có ý nghĩa như thế nào với các con. Hãy biểu lộ tất cả những cảm xúc của bạn, không chỉ tình yêu thương mà còn có cả mối lo âu, nỗi buồn và sự tức giận. Đừng lo lắng về việc bạn đã nói sai điều gì. Chia xẻ những cảm xúc của bạn sẽ tốt hơn là giấu chúng đi.
Ai giấu giếm nỗi khổ thì sẽ không tìm được phương thuốc chữa trị (tục ngữ Turkish)
Nguy cơ ung thư đối với trẻ em, con của những người bị ung thư
         Hiện tại bạn đang bị ung thư, con bạn có thể băn khoăn về khả năng chúng cũng sẽ ung thư. Hãy gợi ý cho chúng nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh ung thư của chúng.
         Xét nghiệm gen có thể là một cách để tìm được nếu một người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Nguy cơ cao đối với một số typ ung thư được di truyền từ cha mẹ sang con. Ví dụ, con gái của một người bị ung thư vú có thể có nguy cơ bị loại bệnh ung thư giống của mẹ. Nhưng những nguy cơ chỉ là sự rủi ro của người con gái và không khác hơn nhiều với những người phụ nữ khác cùng độ tuổi. Tuy nhiên, nếu lo lắng, con bạn có thể hỏi bác sĩ về nguy cơ bị ung thư của chúng.
         Mặc dù một số xét nghiệm gen có thể có ích, chúng không phải luôn luôn mang lại cho mọi người những câu trả lời chính xác mà họ mong đợi. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn muốn biết thêm về việc làm các xét nghiệm gen để tìm bệnh ung thư. Họ có thể giới thiệu cho bạn một người đã được đào tạo đặc biệt trong lĩnh vực này. Các nhà chuyên môn này có thể giúp bạn suy nghĩ một cách đúng đắn về những sự lựa chọn xét nghiệm của bạn và trả lời những câu hỏi của bạn.
Cha mẹ
         Ngày nay, vì con người sống thọ hơn nên nhiều người bị ung thư cũng có thể chăm nom cho cha mẹ già của họ. Ví dụ, bạn có thể giúp cha mẹ đi chợ hoặc đưa họ đi kiểm tra sức khoẻ. Cha mẹ của bạn thậm chí có thể sống cùng với bạn.
         Bạn phải quyết định nói với cha mẹ thế nào về bệnh ung thư của bạn. Quyết định của bạn có thể phụ thuộc vào việc cha mẹ bạn có thể hiểu được đến đâu và đối phó với các tin tức này như thế nào. Nếu cha mẹ bạn có sức khoẻ tốt, hãy nghĩ đến việc nói chuyện với họ về căn bệnh ung thư của bạn.
         Hiện nay bạn đang bị ung thư, bạn có thể cần thêm người giúp đỡ để chăm sóc cho cha mẹ bạn. Có thể bạn chỉ cần giúp đỡ trong lúc bạn đang điều trị bệnh, hoặc là bạn có thể cần tạo ra những thay đổi lâu dài trong việc chăm sóc cho cha mẹ bạn. Hãy nói với các thành viên trong gia đình bạn, với bạn bè, các chuyên viên y tế và các cơ quan địa phương để xem liệu họ có thể giúp bạn được không.
Bạn bè thân thiết
Đừng tự bảo vệ mình bằng một rào cản mà hãy bằng chính bạn bè của mình (tục ngữ Séc)
         Khi mà bạn bè biết được về bệnh ung thư của bạn, họ có thể bắt đầu thấy lo lắng. Một số người sẽ đề nghị bạn nói với họ những cách để họ được giúp bạn. Những người khác sẽ băn khoăn làm thế nào để họ có thể giúp bạn, nhưng có thể họ không biết phải hỏi như thế nào. Bạn có thể giúp bạn bè xử lý các tin tức này bằng việc để họ giúp bạn trong một số việc. Hãy nghĩ về những việc mà bạn bè của bạn sẽ làm tốt và bạn không phải bận tâm đến. Hãy liệt kê ra một danh sách các công việc mà bạn cho là bạn có thể cần phải làm. Bằng cách này, khi họ đề nghị được giúp bạn thì bạn sẽ có thể phân chia những công việc cần làm của bạn với họ và cho phép họ đánh dấu vào một việc gì đó mà họ sẵn sàng giúp đỡ.
Mẫu danh sách những việc cần đến:
-    Trông trẻ trong những ngày mà bạn đi điều trị
-    Chuẩn bị thức ăn đông lạnh trong những ngày “nằm một chỗ”
-    Mượn hộ một vài quyển sách hoặc truyện ở thư viện hoặc cho bạn mượn nếu họ có sẵn.
-    Đến nhà chơi, cùng uống trà hoặc cà phê khi bạn thấy khoẻ
-    Hãy để những người khác biết rằng bạn rất vui khi họ gọi điện thoại cho bạn hoặc đến chơi với bạn (hoặc cho họ biết rằng lúc này bạn vẫn chưa được khoẻ)
Bệnh ung thư và gia đình bạn
         Nhiều gia đình có những thế hệ khác nhau. Một số gia đình gồm chồng, vợ và các con. Các gia đình khác thì có cha mẹ vẫn còn sống. Có những gia đình khác là những gia đình lớn gồm những người yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
         Không có vấn đề gì khi gia đình bạn ở hoàn cảnh nào, bệnh ung thư của bạn sẽ không chỉ thay đổi cuộc sống của bạn mà còn thay đổi cuộc sống của những người sống xung quanh bạn.
Bệnh ung thư tác động đến các gia đình trong nhiều cách khác nhau
-    Việc nói về ung thư có thể là khó khăn đối với một số gia đình
-    Công việc thường ngày của cuộc sống gia đình có thể bị đảo lộn
-    Vai trò và trách nhiệm trong gia đình sẽ có sự thay đổi
-    Các mối quan hệ có thể trở nên căng thẳng hoặc ngược lại được củng cố
-    Việc giải quyết vấn đề tiền bạc và tài chính thường trở nên khó khăn hơn.
-    Bạn có thể cần phải thay đổi nơi ở và người chung sống trong một thời gian
         Nếu bạn nghĩ rằng bệnh ung thư đã làm thay đổi cuộc đời bạn và cuộc sống của gia đình bạn, hãy nghĩ đến những người quen biết ngoài gia đình để nhận được sự giúp đỡ.
-    Bạn có thể cần được giúp đỡ các công việc vặt trong nhà
-    Tìm các hộ lý tại nhà để giúp bạn có được sự nghỉ ngơi cần thiết
-    Những nhà tư vấn và nhóm hỗ trợ xã hội có thể giúp gia đình bạn giải quyết được các vấn đề do bệnh ung thư phát sinh ra.
         Hầu hết các gia đình đều thấy rằng nói thành thật và công khai về bệnh ung thư, về các vấn đề phát sinh và về những cảm xúc của họ, sẽ giúp họ đối phó được với những thay đổi do bệnh ung thư gây ra.
Chia sẻ những cảm xúc của bạn về ung thư
         Việc nói về những cảm xúc của bạn có thể giúp giải quyết được bệnh ung thư.
-    Hãy chọn người biết lắng nghe khi bạn nói
-    Chọn một thời điểm thích hợp để chia sẻ những cảm xúc của bạn
-    Giúp mọi người hiểu được những cảm xúc giận dữ của bạn
-    Không cần phải tỏ ra vui vẻ khi bạn không cảm thấy thực sự như vậy
Bạn có thể cần tìm ai đó ở bên ngoài gia đình để nói chuyện
Lĩnh vực bệnh ung thư là quá rộng để bạn có thể hiểu hết được
Bạn bè và gia đình có những cảm xúc về bệnh ung thư của bạn
         Đúng như bạn có những xúc động mạnh về bệnh ung thư, gia đình hoặc bạn bè của bạn cũng sẽ phản ứng lại căn bệnh này như thế. Ví dụ, bạn bè hoặc gia đình bạn có thể:
-    Che dấu hoặc phủ nhận những cảm xúc buồn rầu của họ
-    Tìm kiếm một người nào đó để phàn nàn về căn bệnh ung thư của bạn
-    Thay đổi chủ đề khi người nào đó nói về ung thư
-    Hành động tức giận mà lý do không chính đáng
-    Nói đùa về bệnh ung thư
-    Giả bộ lúc nào cũng vui vẻ
-    Tránh nói chuyện về bệnh ung thư của bạn
-    Giữ khoảng cách xa với bạn hoặc chỉ đến thăm trong chốc lát
Tìm kiếm một người biết lắng nghe
         Để nói về những cảm giác như thế nào khi bị ung thư có thể là khó. Nhưng việc nói chuyện có thể giúp bạn được, mặc dù việc này là khó thực hiện. Nhiều người thấy rằng họ cảm thấy thoải mái hơn khi họ chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của họ với những người gần gũi trong gia đình và bạn bè.
         Bạn bè và các thành viên trong gia đình có thể không phải lúc nào cũng biết nên nói gì với bạn. Đôi khi họ chỉ có thể giúp bằng cách trở thành những người biết lắng nghe những tâm sự của bạn. Họ không nhất thiết phải thường xuyên cho bạn lời khuyên hoặc nói với bạn họ đang nghĩ gì. Một cách đơn giản, họ chỉ cần tỏ ra là họ chăm sóc và lo lắng cho bạn.
         Bạn có thể thấy hữu ích khi nói về những cảm xúc của mình với những người không phải trong gia đình hoặc bạn bè. Thay vào đó, bạn có thể muốn tham gia vào một nhóm hỗ trợ với những người khác cũng bị ung thư hoặc nói chuyện với một nhà tư vấn. Bạn có thể tìm được nhiều thông tin hơn về việc đến nơi nào để nhận được sự giúp đỡ.
Một mũi tên đơn độc dễ dàng bị bẻ gãy nhưng không thể bẻ được một bó 10 mũi tên (Tục ngữ Nhật bản)
Chọn một thời điểm thích hợp để tâm sự
         Một số người cần có thời gian trước khi họ có thể tâm sự về những cảm xúc của mình. Nếu bạn không sẵn sàng, bạn có thể nói “Lúc này tôi cảm thấy chưa thích hợp để nói về bệnh ung thư của tôi”. Và đôi khi, khi bạn muốn tâm sự thì gia đình và bạn bè của bạn có thể chưa sẵn sàng để nghe.
         Thật là khó khăn để biết được khi nào họ muốn nói về ung thư. Đôi khi, họ biểu hiện một tín hiệu khi muốn nói. Họ có thể:
-    Đưa ra chủ đề về bệnh ung thư nói chung
-    Nói về những việc phải làm khi bị ung thư, ví dụ như một câu chuyện trên báo về một phương pháp điều trị ung thư mới mà họ vừa đọc được.
-    Dành cho bạn nhiều thời gian hơn
-    Hành động nóng nảy hoặc những lời nói đùa mà không hề thấy buồn cười
         Bạn có thể giúp mọi người cảm thấy dễ chịu bằng việc hỏi xem họ nghĩ gì hoặc cảm thấy như thế nào. Đôi khi, mọi người không thể nói lên những cảm nghĩ của mình bằng lời. Đôi khi, họ chỉ muốn được ôm chặt lấy nhau hoặc cùng nhau khóc. Một người đàn ông bị ung thư dạ dày đã tâm sự:
         “Thật là khó để làm cho chị gái tôi nói ra những suy nghĩ về bệnh ung thư của tôi. Cuối cùng, tôi chỉ nói với chị ấy là: Em biết là chị đã rất lo lắng và sợ hãi. Em cũng vậy, chúng ta cùng nói chuyện nhé. Chị ấy đã thấy an tâm khi tôi chủ động đưa ra vấn đề”
Bày tỏ sự tức giận
         Nhiều người cảm thấy tức giận hoặc thất vọng khi họ phải đối phó với bệnh ung thư. Bạn có thể thấy rằng bạn bị tức giận hoặc khó chịu với những người mà bạn phải phụ thuộc. Bạn có thể gặp lúng túng với cả những việc nhỏ mà trước kia chưa bao giờ bạn phải lo ngại.
         Mọi người không thể lúc nào cũng dễ dàng bày tỏ được những cảm xúc của họ. Sự tức giận đôi khi biểu hiện ra bằng những hành động thay vì những lời nói. Bạn có thể thấy bạn kêu la nhiều như một đứa trẻ. Bạn có thể đóng sầm các cánh cửa phòng lại.
         Hãy cố gắng tìm hiểu tại sao bạn lại tức giận. Có thể là bạn đang sợ hãi căn bệnh ung thư hoặc đang lo lắng về vấn đề tài chính. Thậm chí, bạn có thể tức giận về việc điều trị của mình. Một người đàn ông bị bệnh ung thư có biến chuyển tốt đã nói:
         “Trong vài ngày, tôi đã rất tức giận đến mức tôi chỉ muốn trút hết sự tức giận vào cái gì đó. Nhưng trong thời gian gần đây, tôi luôn luôn cố gắng hướng tức giận vào căn bệnh ung thư của tôi chứ không phải vào vợ và con gái tôi”
Khi sự tức giận xuất hiện, hãy nghĩ đến hậu quả của nó
Sự giả bộ vui vẻ

         Một số người giả vờ vui vẻ ngay cả khi họ thấy không vui. Họ nghĩ rằng họ sẽ không cảm thấy buồn hay tức giận khi họ làm ra vẻ đang vui. Gia đình và bạn bè của bạn có thể không muốn làm phiền đến bạn và sẽ làm như vậy nếu không có gì làm cho họ lo lắng. Bạn có thể nghĩ rằng bằng việc tỏ ra vui vẻ thì sẽ tránh xa được căn bệnh ung thư.
         Khi bạn bị ung thư, bạn có nhiều lý do để trở nên bối rối. “Những ngày nằm xuống” là cần phải nghĩ đến. Đừng cố tỏ ra vui vẻ khi bạn không thấy vui. Việc này có thể làm cho bạn không nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần. Hãy thật thà và nói tất cả những cảm xúc của mình, không chỉ riêng sự vui vẻ. Một người phụ nữ cao tuổi bị ung thư gan đã nói:
         “Lời khuyên của những người bạn thiện chí trở nên có ích, lạc quan và vui vẻ có thể còn là một lời kêu gọi giữ yên lặng. Hãy hỏi họ về vấn đề này. Đừng để họ ép buộc bạn có một nụ cười giả mạo khi đó là điều cuối cùng mà bạn cảm thấy như vậy”
Chia xẻ không cần lời nói
         Đối với nhiều người, thật khó nói về sự ốm đau. Nhiều người cảm thấy rằng ung thư là một vấn đề riêng tư hoặc cá nhân và họ thấy khó nói chuyện một cách cởi mở về vấn đề đó. Nếu việc nói chuyện đối với bạn là một vấn đề khó khăn, hãy nghĩ đến những cách khác để chia sẻ những cảm xúc của mình. Ví dụ, bạn có thể thấy việc viết ra những cảm xúc của mình là dễ dàng hơn cả. Việc này có thể là một thời điểm thích hợp để bắt đầu việc ghi chép hàng ngày hoặc ghi nhật ký nếu bạn vẫn chưa có một hình thức nào khác. Viết về những cảm xúc của mình là một cách hay để sắp xếp lại những cảm xúc và là một cách tốt để khởi đầu việc đối phó với chúng. Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu là viết về cái gì và ghi chép vào đâu.
         Những ghi chép hàng ngày có thể là riêng tư hoặc có thể chia sẻ được. Mọi người có thể dùng ghi chép hàng ngày như một cách “nói chuyện” với nhau. Nếu bạn thấy khó tâm sự với một người nào đó gần gũi với bạn về bệnh ung thư của bạn, hãy cố gắng bắt đầu bằng việc chia sẻ trong một ghi chép hàng ngày. Để lại một cuốn sách nhỏ hoặc hai bạn cùng đi đến một nơi riêng tư được lựa chọn. Khi bạn cần chia xẻ, hãy viết ra và để chúng vào chỗ riêng tư của hai bạn. Một người yêu quý của bạn cũng sẽ làm như vậy. Cả hai bạn sẽ có thể biết được người kia đang cảm thấy như thế nào mà không cần phải nói ra.
         Nếu bạn có địa chỉ e-mail, điều này có thể còn là một cách tốt để chia sẻ mà không cần nói bằng lời. Một số bạn trẻ hiện nay đã dùng blog để chia sẻ những cảm xúc của mình. Một phụ nữ trẻ bị ung thư, một bệnh nhân đã mang lại sự thanh thản cho mình bằng những hoạt động nhân đạo qua giao lưu trên blog.
Tổng kết: Chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn về ung thư
         Khó có thể một mình đối phó với tất cả mọi vấn đề khi bị bệnh ung thư. Mặc dù việc nói về bệnh ung thư của mình có thể là khó khăn trước hết, hầu hết mọi người đều thấy rằng việc chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc đã giúp cho họ đối phó được với căn bệnh ung thư quái ác.
Ghi nhớ
-    Chọn một người biết lắng nghe. Bạn có thể không cần lời khuyên của mọi người hoặc bảo bạn phải làm gì. Thay vào đó, bạn có thể muốn có ai đó lắng nghe và cố gắng hiểu được cuộc sống của bạn lúc này như thế nào. Bạn có thể tìm kiếm một người nào đó ngoài gia đình để tâm sự.
-    Chọn một thời điểm thích hợp để chia xẻ. Đôi khi, mọi người sẽ thể hiện những dấu hiệu để cho bạn biết họ đang sẵn sàng nói chuyện về bệnh ung thư với bạn. Đôi khi, bạn có thể hỏi những người khác về những suy nghĩ và cảm xúc của họ.
-    Hiểu được sự tức giận. Đôi khi những từ ngữ nóng nảy phát sinh từ những tâm trạng khác chứ không phải là do sự tức giận, như là sự thất vọng, lo lắng, hoặc buồn rầu. Hãy cố gắng tìm hiểu xem tại sao bạn lại cảm thấy tức giận và tại sao bạn cần phải biểu lộ ra sự tức giận đó. Đừng bỏ qua những cảm xúc này, hãy chia xẻ và cố gắng hiểu chúng.
-    Đừng cố tỏ ra vui vẻ. Bạn có thể muốn bỏ qua mọi thứ xung quanh bạn vì những cảm xúc mạnh nhưng những hành động vui vẻ đó sẽ không thể giúp bạn bày tỏ được những cảm xúc thật sự của mình. Cử chỉ vui vẻ cũng sẽ không thể cho mọi người biết được một hình ảnh đúng về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
-    Quay trở lại với những nguồn vui trong cộng đồng để nhận được sự giúp đỡ. Một nhóm ủng hộ hoặc một nhà tư vấn có thể cung cấp thêm sự giúp đỡ.
Hiểu biết về bệnh ung thư của bạn giúp bạn dễ dàng tự kiểm soát hơn
         Khi lần đầu tiên bạn biết mình bị ung thư, cuộc sống thường ngày có thể bị đảo lộn. Việc hiểu biết hơn về loại ung thư của bạn và việc điều trị căn bệnh này có thể giúp bạn cảm thấy dễ tự kiểm soát hơn.
         Hiểu biết về loại ung thư của mình và việc điều trị bệnh bằng cách:
-    Đặt ra những câu hỏi với bác sĩ hoặc y tá
-    Ghi lại những điều cần nhớ trong những lần đi khám bệnh
-    Tham khảo thêm ý kiến thứ hai về bệnh ung thư của bạn từ một bác sĩ khác
-    Tìm kiếm những kiến thức của loại bệnh ung thư của bạn trên Internet
-    Đến một thư viện công cộng để tìm hiểu qua sách báo
         Hiểu biết về bệnh ung thư của bạn có thể giúp bạn nói được với bác sĩ về phương pháp điều trị nào là thích hợp với bạn.
         Một bệnh nhân cho biết: “Lúc đầu, tôi cảm thấy sụp đổ hoàn toàn. Nhưng một lần tôi đã thu thập được thông tin về bệnh, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với bác sĩ của tôi về căn bệnh ung thư và sẵn sàng có những quyết định về việc điều trị”
         Bệnh ung thư có thể cướp đi của mọi người khả năng làm chủ cuộc sống của họ. Bạn có thể cảm thấy rằng tương lai của bạn không chắc chắn và bạn không biết bạn sẽ sống hay chết. Hoặc là bạn có thể tin tưởng vào các bác sĩ mà bạn hầu như không quen biết để giúp bạn có những quyết định đúng đắn.
         Mọi người thường làm chủ được cảm xúc hơn khi họ có hiểu biết nhiều nhất có thể về bệnh ung thư và việc điều trị bệnh đó. Họ nói rằng thật dễ dàng hơn để quyết định khi biết được mình đang trông đợi điều gì. Bạn biết được bao nhiêu về bệnh ung thư của bạn và việc điều trị bệnh?
Khi bạn thấy những đám mây quần tụ, hãy chuẩn bị hứng nước mưa (Tục ngữ Gola)
Hiểu biết từ những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn
         Các bác sĩ, y tá và những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác có thể chỉ cho bạn biết nhiều điều về bệnh ung thư và phương pháp điều trị. Nhưng đôi khi, mọi người gặp khó khăn trong vấn đề hiểu biết bởi vì họ thấy hoang mang hoặc lúng túng. Những cảm xúc này có thể làm cho bạn khó nắm bắt được những thông tin mới. Nhưng, đó là những điều mà bạn có thể làm được để cho bạn dễ hiểu hơn. Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá về tên và độ của loại bệnh ung thư và ghi lại.
         Có nhiều loại ung thư khác nhau và mỗi loại có một tên riêng. “Độ” cho biết kích cỡ của khối u và nó đã lan tràn đi xa trong cơ thể bạn. Biết được tên và độ của bệnh ung thư của bạn sẽ giúp:
-    Bạn tìm kiếm thêm thông tin về bệnh ung thư của bạn
-    Bác sĩ và bạn quyết định được phương pháp điều trị nào bạn cần lựa chọn
Hãy hỏi nhiều câu hỏi theo yêu cầu của bạn
         Bác sĩ của bạn cần được biết những câu hỏi và sự lo lắng của bạn. Hãy ghi lại những thắc mắc của bạn và đem theo khi bạn đến khám bác sĩ.
Đừng lo lắng nếu những câu hỏi của bạn có vẻ như là ngờ nghệch hoặc không có ý nghĩa
         Tất cả những câu hỏi của bạn đều quan trọng và xứng đáng được trả lời. Bạn cũng có thể hỏi một câu hỏi nhiều lần. Cũng có thể đề nghị bác sĩ của bạn dùng những từ ngữ đơn giản và giải thích những từ ngữ mà bạn thấy mới lạ. Hãy chắc chắn là bạn đã hiểu, dùng những từ ngữ của bạn để nhắc lại những gì bạn đã nghe được khi bác sĩ nói.
Một người hỏi liền trong 5 phút là một người ngốc nhưng một người không hỏi gì còn ngốc hơn (tục ngữ Trung quốc)
Đi cùng một người nào đó đến khám bác sĩ
         Hãy đề nghị một người trong gia đình hoặc một người bạn đi cùng khi bạn đến gặp bác sĩ. Người này có thể giúp bạn bằng việc nghe, ghi chép và đặt những câu hỏi. Sau đó, cả hai người có thể nói chuyện với nhau về những gì bác sĩ đã nói. Nếu bạn không thể tìm được người nào đó để đi cùng, hãy đề nghị bác sĩ của bạn, nếu có thể, hãy nói chuyện với bạn của bạn hoặc người trong gia đình bạn qua điện thoại.
Hãy ghi vào sổ tay cuộc nói chuyện của bạn với bác sĩ
         Nhiều bệnh nhân thấy khó nhớ được những gì họ đã nói với bác sĩ của mình. Hãy đề nghị được ghi chép lại nếu bạn có thể. Sau đó bạn sẽ xem lại những ghi chép đó. Việc này có thể giúp bạn nhớ được bạn đã nói những gì. Bạn cũng có thể còn muốn để gia đình và bạn bè xem những ghi chép này vì thế họ cũng có thể hiểu được bác sĩ đã nói gì.
Hiểu biết về những sự lựa chọn điều trị của bạn
         Bạn có thể hiểu biết về những sự lựa chọn của bạn bằng cách:
-    Hỏi bác sĩ điều trị cho bạn
-    Hỏi ý kiến của một bác sĩ khác
-    Đọc thông tin trên Internet về loại ung thư của bạn (tại Việt nam bạn có thể tìm thông tin tại Website: ungthuvn.org)
Mọi con đường đều có hai ngả (tục ngữ Nga)
         Đề nghị bác sĩ của bạn nói cho bạn biết về những lựa chọn điều trị của bạn. Đôi khi có nhiều hơn một phương pháp điều trị có thể tốt cho bạn. Hãy hỏi xem mỗi phương pháp điều trị có thể giúp bạn như thế nào và có những tác dụng phụ gì (sự phản ứng lại với điều trị) mà bạn có thể phải chịu đựng. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu bạn chọn phương pháp điều trị nào mà bạn muốn, hãy cố gắng hiểu được tất cả mọi điều về mỗi sự lựa chọn mà bạn có thể. Hãy để cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ về những vấn đề này trước khi đợt điều trị của bạn bắt đầu.
         Xin một ý kiến thứ hai từ một bác sĩ chăm sóc những bệnh nhân ung thư (bác sĩ chuyên khoa ung thư). Bác sĩ chuyên khoa ung thư có thể đồng ý với kế hoạch điều trị đầu tiên của bác sĩ. Họ cũng có thể đề nghị thêm một số phương pháp nữa.
         Tại Việt nam, bạn có thể liên lạc với Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư và đặt câu hỏi trên website: ungthuvn.org hoặc hỏi qua số điện thoại: 0912224328.
Tìm hiểu thêm về bệnh ung thư của bạn
         Có nhiều cách khác nhau để tìm hiểu về bệnh ung thư của bạn. Bạn có thể đọc các loại sách hoặc những bài báo hàng ngày hoặc tìm kiếm thông tin trên Internet. Tuy nhiên, hãy xác định là đọc để nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn đã tìm hiểu được. Họ có thể giải thích những gì mà bạn không hiểu và cho bạn biết nếu có điều gì đó không đúng sự thật hoặc không hữu ích cho bạn. Dưới đây là một số cách để có thêm thông tin về bệnh ung thư:
-    Hãy đọc những quyển sách nhỏ của Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư do nhà xuất bản Y học phát hành hoặc những bài báo về loại ung thư của bạn hoặc các bệnh ung thư nói chung.
-    Tìm kiếm thông tin về bệnh ung thư ở thư viện công cộng
-    Hãy gọi cho bệnh viện của bạn và đề nghị được tham gia nếu bệnh viện có các chương trình hỗ trợ về ung thư dành cho các bệnh nhân và các thành viên trong gia đình bệnh nhân.
-    Tìm kiếm trên Internet. Trang web của Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư là một địa chỉ tốt để bắt đầu tìm đọc. Nếu ở nhà bạn không có máy vi tính nối mạng thì bạn có thể sử dụng máy tính ở hầu hết các thư viện công cộng hoặc các cửa hàng Internet.
Tổng kết: Hiểu biết về bệnh ung thư của bạn và lấy lại quyền làm chủ bản thân
         Khi biết mình bị ung thư, bạn có thể cảm thấy cuộc sống của bạn không thể kéo dài được nếu không kiểm soát được nó. Như vậy thì cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ bị đảo lộn.
         Đối với nhiều người, việc lấy lại khả năng kiểm soát bằng việc hiểu biết nhiều nhất có thể về bệnh ung thư của họ là quan trọng. Hãy hỏi bác sĩ, hãy tìm kiếm thông tin từ thư viện, trên Internet và dịch vụ thông tin về bệnh ung thư để giúp bạn hiểu về loại ung thư của bạn và việc điều trị bệnh đó.
Người người giúp nhau
         Mặc dù những nhu cầu của bạn lớn hơn khi bạn bị ung thư, thật khó có thể đề nghị mọi người giúp đỡ bạn để đạt được những nhu cầu đó.
Để nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần, hãy nghĩ về:
-    Gia đình và bạn bè
-    Những người cũng bị ung thư
-    Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
-    Bác sĩ gia đình chăm sóc tại nhà
         Không có ai muốn phải một mình đối mặt với bệnh ung thư. Khi mà những người bị ung thư tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ từ những người khác, họ thường thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với căn bệnh ung thư.
         Bạn có thể thấy khó khăn khi đề nghị hoặc chấp nhận sự giúp đỡ. Sau đó, bạn thường tự mình chăm sóc cho bản thân. Có thể bạn nghĩ rằng việc đề nghị sự giúp đỡ là một dấu hiệu của sự ốm yếu. Hoặc là có thể bạn không muốn để cho mọi người biết được có một số việc đối với bạn là khó thực hiện. Tất cả những cảm xúc đó đều là bình thường. Như một người đàn ông bị ung thư đã nói:
         “Tôi đã luôn luôn là người khoẻ mạnh. Bây giờ tôi đã trở thành người cần sự giúp đỡ của mọi người. Lúc đầu việc này không dễ dàng gì, nhưng sự ủng hộ của mọi người đã giúp tôi vượt qua được những thời điểm khó khăn”.
         Mọi người cảm thấy vui khi họ giúp được người khác. Bạn bè của bạn có thể không biết nói gì hoặc làm thế nào khi họ ở bên cạnh bạn. Thậm chí, một số người có thể còn tránh mặt bạn nữa. Nhưng, có thể họ cảm thấy dễ dàng hơn khi bạn đề nghị họ nấu cho bạn một bữa ăn hoặc đón bọn trẻ từ trường về. Có rất nhiều cách mà gia đình, bạn bè, những người bị ung thư khác, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có thể giúp bạn được. Ngược lại, cũng có nhiều cách bạn có thể giúp đỡ và ủng hộ những người hộ lý tại nhà của bạn.
Gia đình và bạn bè
         Gia đình và bạn bè có thể ủng hộ bạn bằng nhiều cách. Nhưng, có thể họ vẫn đợi bạn đưa ra những lời gợi ý hoặc những ý muốn họ phải làm gì. Khi có ai đó nói rằng “Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể làm được việc gì cho bạn”, hãy nói với người này nếu bạn cần sự giúp đỡ làm những việc lặt vặt hoặc đưa bạn đi khám bệnh.
Các thành viên trong gia đình và bạn bè còn có thể:
-    Biểu hiện sự thân thiết với bạn, ôm chặt bạn hoặc nắm tay bạn
-    Lắng nghe khi bạn nói về những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của bạn
-    Giúp bạn với những lần đi ra ngoài nhà, các bữa ăn, các công việc nhỏ hoặc các việc vặt trong nhà
-    Đi cùng bạn đến gặp bác sĩ hoặc trong những buổi điều trị
-    Nói với bạn bè khác và các thành viên khác trong gia đình những cách họ có thể giúp bạn được
Một chút giúp đỡ còn hơn tỏ ra thương xót (tục ngữ Celtic)
Những người khác bị ung thư
         Mặc dù có gia đình và bạn bè giúp đỡ, bạn có thể còn muốn gặp những người hiện đang bị ung thư hoặc đã bị ung thư. Thông thường, bạn có thể nói chuyện với họ về những điều mà bạn không thể nói được với những người khác. Những người bị ung thư hiểu được bạn cảm giác như thế nào và có thể:
-    Nói chuyện với bạn về những gì nên mong đợi
-    Nói với bạn về họ đối phó với bệnh ung thư như thế nào và sống một cuộc sống bình thường như thế nào
-    Giúp bạn biết được những cách để tạo ra sự thoải mái mỗi ngày
-    Giúp bạn có được niềm hy vọng vào tương lai
         Hãy để cho bác sĩ biết được là bạn muốn gặp những người cũng bị ung thư. Bạn còn có thể gặp những người bị ung thư khác ở trong bệnh viện, ở văn phòng của bác sĩ, hoặc thông qua một nhóm giúp đỡ bệnh nhân ung thư.
Để biết con đường phía trước, hãy hỏi những người đã trở về (tục ngữ Trung quốc)
Những nhóm ủng hộ
         Những nhóm ủng hộ bệnh nhân ung thư là nơi gặp gỡ dành cho những người bị ung thư và những người tiếp xúc với bệnh ung thư. Những nhóm này cho phép bạn và những người yêu mến bạn nói chuyện với những người khác cũng đang phải đối mặt với những khó khăn giống của bạn. Những nhóm hỗ trợ này thường có thể mời một bác sĩ đến nói chuyện cũng như dành thời gian để trao đổi. Các nhóm này đều có một người đứng đầu để điều khiển các cuộc họp. Người đứng đầu có thể là người cũng bị bệnh ung thư hoặc một nhà tư vấn đã được đào tạo. Nếu không tìm được, bạn có thể là người đứng ra tổ chức một nhóm hỗ trợ.
         Bạn có thể nghĩ rằng một nhóm hỗ trợ không phù hợp với bạn. Có thể bạn nghĩ rằng nhóm này sẽ không thể giúp bạn được hoặc là bạn không muốn nói chuyện với mọi người về những cảm xúc của bạn. Hoặc có lẽ bạn sợ rằng những cuộc hội họp này sẽ làm cho bạn buồn hoặc chán nản.
         Có thể sẽ tốt hơn khi biết rằng nhiều người đã thấy những nhóm hỗ trợ này rất hữu ích. Mọi người trong những nhóm hỗ trợ này thường:
- Nói về cảm giác thấy thế nào khi bị ung thư
- Giúp nhau cảm thấy tốt hơn, hy vọng hơn và không cô đơn
- Hiểu biết về có gì mới trong phương pháp điều trị bệnh ung thư
- Chia xẻ những lời khuyên về cách đối phó với căn bệnh ung thư
Cách tổ chức các loại nhóm hỗ trợ
         Theo kinh nghiệm ở Mỹ những loại nhóm hỗ trợ dưới đây đã được tổ chức:
- Một số nhóm tập trung vào tất cả các loại bệnh ung thư. Những nhóm khác chỉ nói về một loại bệnh ung thư, ví dụ như một nhóm phụ nữ với bệnh ung thư vú hoặc một nhóm dành cho những người đàn ông bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Những nhóm hỗ trợ có thể mở ra cho tất cả mọi người hoặc chỉ dành cho những người ở một lứa tuổi nhất định, giới tính nhất định, văn hoá hoặc tín ngưỡng nhất định. Chẳng hạn như, một số nhóm chỉ dành cho thanh thiếu niên hoặc trẻ em.
- Một số nhóm bàn về tất cả các khía cạnh của bệnh ung thư. Những nhóm khác chỉ tập trung vào một hoặc hai chủ để như là những sự lựa chọn điều trị - Những nhóm hỗ trợ tập trung vào những cảm xúc như sự buồn bã và đau khổ. Những chuyên gia sức khoẻ tinh thần thường lãnh đạo những loại nhóm này.
- Trong một số nhóm, những người bị ung thư gặp gỡ nhau trong một nhóm hỗ trợ và những người thân yêu của họ gặp nhau trong một nhóm khác. Bằng cách này, họ có thể nói những gì họ nghĩ và cảm nhận và không phải lo lắng về việc làm tổn thương đến những cảm xúc của người nào đó.
- Trong những nhóm khác, các bệnh nhân và các gia đình gặp gỡ nhau. Mọi người thường thấy rằng việc gặp gỡ trong những nhóm này là một cách tốt để mỗi người biết được người khác đang phải trải qua những khó khăn hay cảm xúc gì.
- Những nhóm hỗ trợ trên mạng là "những cuộc gặp gỡ" được tổ chức qua máy tính. Mọi người gặp nhau qua những phòng chát, hoặc những nhóm thảo luận vừa phải và nói chuyện với nhau qua thư điện tử. Mọi người thường muốn vào mạng với các nhóm hỗ trợ bởi vì họ có thể gặp được từng người trong số họ bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm. Những cách này cũng rất tốt đối với những người không thể đi ra ngoài để họp nhóm. Khó khăn lớn nhất đối với những nhóm trên mạng là bạn không thể đảm bảo được những gì bạn học hỏi được là đúng đắn. Hãy luôn luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn về những thông tin bệnh ung thư mà bạn học hỏi được từ Internet.
         Nếu bạn đã lựa chọn được nhóm hỗ trợ, hãy đến tham dự vài lần và xem họ như thế nào. Hãy xem ai là người có thể có ảnh hưởng tốt đối với bạn. Mặc dù có nhiều nhóm miễn phí, một số nhóm chỉ miễn phí một phần nhỏ.
         ở nhiều nước, nhiều bệnh viện, trung tâm ung thư, các nhóm cộng đồng và các trường học giới thiệu về những nhóm hỗ trợ bệnh ung thư.
Sự giúp đỡ tinh thần
         Tinh thần có nghĩa là cách bạn nhìn nhận thế giới và tạo ra ý thức về vị trí của bạn trong thế giới đó. Tinh thần có thể bao gồm sự trung thành hoặc tôn giáo, lòng tin, những giá trị và "lẽ sống".
         Hầu hết mọi người đều có tín ngưỡng theo một số cách, dù họ có hay không đi nhà thờ, đền chùa hoặc nhà thờ hồi giáo.
         Bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến tinh thần của con người. Tuy nhiên, một số người thấy rằng bệnh ung thư mang lại một ý nghĩa mới hoặc sâu sắc hơn với lòng tin tưởng của họ. Những người khác lại cảm thấy rằng lòng tin của họ đã làm cho họ gục ngã. Ví dụ, bạn có thể:
- Cố gắng để hiểu được tại sao mình lại bị ung thư
- Băn khoăn về mục đích của cuộc sống và bệnh ung thư điều khiển như thế nào trong "cơ cấu của cuộc sống"
- Hỏi về mối quan hệ của bạn với trời phật hoặc Chúa
         Nhiều người thấy rằng lòng tin của họ là một nguồn an ủi. Họ thấy rằng họ có thể đối phó với bệnh ung thư tốt hơn khi họ cầu nguyện, đọc những quyển sách tôn giáo, suy tư hoặc nói chuyện với các thành viên trong cộng đồng tôn giáo của họ. Vợ của một người đàn ông bị ung thư đã nói:
         "Tôi không thể đối phó với bệnh tật của chồng tôi một mình được. Việc này thực sự khó khăn khi tôi có ít thời gian. Nhưng niềm tin tưởng của tôi đã cho tôi sức mạnh và hầu như là tôi có thể yên tâm để đối phó với căn bệnh này".
         Nhiều người còn thấy rằng bệnh ung thư làm thay đổi những giá trị của họ. Những điều mà bạn làm chủ và những bổn phận hàng ngày của bạn có thể không còn quan trọng nữa. Bạn có thể quyết định dành nhiều thời gian hơn cho người mà bạn yêu mến, giúp đỡ những người khác, làm nhiều việc bên ngoài, hoặc học hỏi về những điều mới mẻ.
Người nào đã tự hài lòng thì luôn luôn không giàu có (Tục ngữ Tây Ban Nha)
Những người trong đội ngũ chăm sóc sức khoẻ
         ở nhiều nước, hầu hết các bệnh nhân ung thư đều mong muốn có một đội điều trị gồm các nhà cung cấp dịch vụ y tế làm việc cùng nhau để giúp đỡ họ. Đội này có thể bao gồm các bác sĩ, y tá, các nhà công tác xã hội, các dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và những người khác trong đội chăm sóc sức khoẻ.
Các bác sĩ
         Hầu hết những người bị ung thư được điều trị bởi những bác sĩ thuộc các lĩnh vực điều trị khác nhau.
         Hãy nói cho bác sĩ biết những cảm giác của bạn. Hãy nói với họ khi bạn cảm thấy ốm yếu, suy nhược hoặc thấy đau đớn. Khi bác sĩ của bạn biết được bạn đang cảm thấy như thế nào, họ có thể:
- Tìm hiểu xem tình trạng sức khoẻ của bạn trở nên tốt hơn hoặc xấu đi
- Quyết định nếu bạn cần một số loại thuốc khác hoặc một biện pháp điều trị khác
- Giúp bạn nhận được thêm sự giúp đỡ mà bạn cần
         Hãy hỏi bác sĩ xem bao lâu thì bạn cần đến khám lại, khi nào bạn cần làm các xét nghiệm, và bạn được biết trước khi nào việc điều trị bắt đầu.
         Bạn có thể nói chuyện với các y tá về những sự lo âu hàng ngày của bạn. Họ có thể nói cho bạn biết nên trông đợi ở cái gì, ví dụ như nếu một loại thuốc nào đó có khả năng làm cho bạn cảm thấy mệt. Bạn còn có thể nói chuyện với các y tá về những gì làm bạn lo lắng. Họ có thể tạo ra cho bạn nguồn hy vọng, sự giúp đỡ và gợi ý những cách để nói chuyện với gia đình và bạn bè về những cảm xúc của bạn.
         Các y tá làm việc cùng với các bác sĩ để điều trị cho bạn. Hãy để cho họ biết được nếu bạn cần hoặc muốn được giúp đỡ nhiều hơn.
Các dược sĩ
         Các dược sĩ có thể hướng dẫn cho bạn biết về các loại thuốc mà bạn đang uống. Họ có thể giúp bạn bằng cách:
- Nói chuyện với bạn về những loại thuốc của bạn có tác dụng như thế nào
- Nói cho bạn biết khi nào thì uống thuốc
- Chỉ cho bạn biết về những tác dụng phụ và cách giải quyết như thế nào với chúng
- Cảnh báo về sự nguy hiểm của việc trộn lẫn các loại thuốc với nhau
- Cho bạn biết về các loại thức ăn mà bạn không nên ăn hoặc những việc mà bạn không nên làm.
Các chuyên gia dinh dưỡng
         Những người bị ung thư thường gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc phân loại thức ăn. Những vấn đề khó khăn về việc ăn uống có thể là một ảnh hưởng phụ từ các loại thuốc ung thư hoặc các đợt điều trị. Chúng còn có thể xảy ra khi bệnh nhân quá lo lắng, khi họ bị mất đi sự ăn ngon miệng và không cảm thấy thèm ăn chút nào.
         Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn bằng cách chỉ cho bạn biết về các loại thức ăn có lợi cho sức khoẻ, có vị ngon và dễ ăn. Họ còn có thể gợi ý những cách làm cho việc ăn uống dễ dàng hơn, ví dụ như việc sử dụng các loại thìa bằng nhựa, vì vậy thức ăn sẽ không có mùi kim loại.
Các nhà hoạt động xã hội
         ở nhiều nước, các nhà hoạt động xã hội giúp các bệnh nhân và gia đình cùng với những nhu cầu hàng ngày của họ như:
- Tìm kiếm những nhóm hỗ trợ gần nơi bệnh nhân sinh sống
- Nói chuyện với sếp của bạn về căn bệnh ung thư của bạn
- Nói về bệnh ung thư của bạn với gia đình bạn và những người thân khác
- Giải quyết các cảm xúc của bạn như sự chán nản, buồn rầu hoặc đau khổ
- Đối phó với sự căng thẳng và học hỏi thêm những cách thư giãn mới
- Hiểu biết về bảo hiểm y tế, ví dụ như hợp đồng bảo hiểm của bạn chi trả cho những cái gì và không thanh toán những khoản nào
- Sắp xếp những lần đến phòng khám hoặc bệnh viện
Những nhà tâm lý học
         Hầu hết mọi người đều cảm thấy rất khó chịu khi họ phải đối mặt với một bệnh nghiêm trọng như ung thư. Các nhà tâm lý học có thể giúp bạn bằng cách trò chuyện với bạn và gia đình bạn về những lo lắng của bạn. Họ có thể không chỉ giúp bạn tìm hiểu điều gì đang làm bạn khó chịu mà còn truyền cho bạn những cách để đối phó với những cảm xúc và băn khoăn đó.
Những chuyên gia về tâm thần học
         Đôi khi những bệnh nhân ung thư bị suy nhược hoặc có các bệnh rối loạn tâm thần khác (sức khoẻ tâm thần). Các chuyên gia tâm thần học là những bác sĩ nội khoa có thể kê đơn thuốc để điều trị những rối loạn này. Họ còn có thể trò chuyện với bạn về những cảm xúc của bạn và giúp bạn tìm được những dịch vụ sức khoẻ tinh thần mà bạn cần.
         Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn cảm thấy như là bạn cần phải gặp một chuyên gia tâm thần.
Những nhà tư vấn sức khoẻ và những nhà sức khoẻ tâm thần chuyên nghiệp khác
         Những nhà tư vấn sức khoẻ, các chuyên gia tâm lý học, các nhà sức khoẻ tâm thần khác còn giúp mọi người giải quyết những cảm xúc, lo âu, và những mối quan tâm của họ. Ví dụ, họ có thể:
- Giúp bạn nói ra những cảm xúc như sự căng thẳng, sự suy nhược và nỗi buồn khổ
- Lãnh đạo những nhóm hỗ trợ và những buổi liệu pháp tâm lý
- Hoạt động như một người trung gian, ví dụ như cùng với nhà trường của con bạn hoặc ông chủ của bạn ở nơi làm việc
- Giới thiệu bạn với các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các dịch vụ khác gần nơi bạn sống
         Hãy nói với bác sĩ của bạn hoặc liên hệ với trung tâm y tế địa phương để tìm những nhà sức khoẻ tâm thần chuyên nghiệp gần với bạn.
Hộ lý tại nhà
         Hệ thống hộ lý tại nhà được tổ chức ở một số nước rất hữu ích đối với bệnh nhân ung thư. Hộ lý tại nhà là những người giúp các công việc hàng ngày của bạn như việc tắm rửa, mặc áo hoặc ăn uống. Các hộ lý tại nhà được coi như các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè gần gũi. Cũng như bạn, các hộ lý tại nhà của bạn cần sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn.
Không có tình bạn một chiều (Tục ngữ African)
Lập nên một nhóm chăm sóc
         Lập nên một nhóm các hộ lý tại nhà là bạn không phải phụ thuộc vào một người nào cả. Với một nhóm chăm sóc, mọi người có thể quay vòng các công việc như:
- Tắm gội cho bạn
- Đi chợ hoặc nấu ăn cho bạn
- Đưa bạn đến phòng khám của bác sĩ
- Quét dọn nhà cửa
- Đón con bạn sau giờ học
Sự buồn bã và suy nhược
Chỉ ra những gì mà bạn quan tâm đến
         Hãy cố gắng duy trì khả năng hài hước của bạn. Nếu bạn muốn đùa vui với bạn bè và gia đình thì không nên dừng lại. Bạn có thể cười to lên ngay cả khi có những điều làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Đối với nhiều người, tính hài hước là một cách để lấy được sức mạnh ý chí.
Một lời nói có thể làm ấm cả ba tháng mùa đông (Tục ngữ Nhật)
         Hãy nhớ nói từ "cảm ơn". Hãy để cho những người giúp bạn biết rằng bạn coi trọng sự giúp đỡ, ủng hộ và tình cảm của họ.
Tổng kết: Người người giúp nhau
         Những người bị ung thư thường thấy rằng những nhu cầu của họ bị thay đổi do bệnh ung thư mang lại. Những công việc hàng ngày trở nên khó giải quyết hơn. Những cảm xúc có thể là rất mạnh. Và những vấn đề về hỗ trợ tinh thần trở nên lớn hơn trước đó.
         Mặc dù những nhu cầu của họ là lớn, đối với những người bị ung thư việc đề nghị được giúp đỡ thật là khó khăn. Nhiều người không biết tìm đâu được sự giúp đỡ mà họ cần.
Mọi người có thể tìm được sự giúp đỡ ở:
- Gia đình và bạn bè. Hầu hết mọi người đều hài lòng khi thấy rằng một số điều họ yêu cầu- việc ăn uống, đi khám bệnh, nói chuyện qua điện thoại- là có ích cho họ. Họ có thể muốn giúp bạn nhưng không biết bạn cần gì hoặc muốn gì.
- Những người khác cũng bị ung thư. Những người đã trải qua căn bệnh ung thư thường chia sẻ mối quan hệ đặc biệt với một người khác. Việc chia sẻ những gì bạn đã trải qua với những người khác và việc lắng nghe xem họ đã đối phó như thế nào với bệnh ung thư có thể là một nguồn sức mạnh cho bạn.
- Những nhóm hỗ trợ. Những người bị ung thư có thể tập họp thành nhóm hỗ trợ. Hãy nghĩ đến những gì bạn muốn làm được trong một nhóm đó.
- Sự giúp đỡ tinh thần. Nếu bạn là người sùng đạo, bạn có thể thấy rằng việc đọc kinh, nói chuyện với những người khác, và suy ngẫm hoặc việc cầu nguyện mang lại cho bạn một tinh thần bình yên và sức mạnh.
Cách cư xử với sự nhận thức
         Khi bạn bị ung thư và khi bạn đang điều trị bệnh ung thư, có những sự thay đổi xuất hiện:
- Bạn không có nhiều nghị lực như trước khi bạn bị ung thư
- Cơ thể bạn không giống như trước nữa
- Nếu bạn còn độc thân, thì việc hẹn hò có thể rất bất tiện. Bạn có thể phải đối mặt với những thách thức mới trong việc giải quyết quan hệ tình cảm.
- Nếu bạn có một người yêu, bạn có thể phải đối mặt với những thay đổi trong mối quan hệ của bạn.
         Những thay đổi này có thể khó chấp nhận được. Nhưng hầu hết những người bị ung thư đều thấy rằng, với thời gian, họ có thể mở mang sự tự nhận thức mới bằng việc:
- Để hết tâm trí cho cuộc sống mới tích cực
- Nhận sự giúp đỡ khi thấy cần thiết
- Nói chuyện một cách cởi mở về những tình cảm riêng tư với những người yêu mến của họ
Bệnh ung thư và việc điều trị có thể làm thay đổi cách bạn nhìn và cảm nhận như thế nào?
- Phẫu thuật có thể để lại những vết sẹo hoặc làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về bản thân
- Hoá chất có thể gây ra việc tóc bạn bị rụng
- Một số loại thuốc có thể làm cho bạn bị sút cân hoặc cảm thấy bị sưng phù tay chân.
- Những lần điều trị có thể gây chán ăn. Những lần điều trị này có thể làm cho dạ dày của bạn khó chịu, hoặc là điều trị có thể làm cho bạn cảm thấy ốm yếu đến mức bạn không muốn ăn nữa.
- Một số loại điều trị có thể làm cho bạn khó có mang hoặc được làm bố của một đứa trẻ
         Điều trị ung thư có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Những tin tức tốt đẹp nhất là hầu hết những tác dụng phụ này sẽ hết khi việc điều trị kết thúc.
         Nhiều người muốn biết nhiều nhất có thể được về những tác dụng phụ, thậm chí cả trước khi quá trình điều trị bắt đầu. Bằng cách này, họ có thể nói chuyện với bác sĩ của họ về những cách để giải quyết những tác dụng phụ đó. Ví dụ, một bác sĩ có thể thay đổi những loại thuốc cho một bệnh nhân hoặc gợi ý những loại thức ăn mới.
         Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn muốn có con trong tương lai, hãy hỏi bác sĩ của bạn để họ chuyển bạn đến một bác sĩ sản khoa để được tư vấn trước khi bạn bắt đầu được điều trị bệnh ung thư.
Sự mệt mỏi
         Nhiều người cảm thấy mệt mỏi (họ rất mệt mỏi hoặc có ít sức lực) khi họ đang điều trị bệnh ung thư. Họ có thể có những ngày tươi đẹp khi sung sức và những ngày tồi tệ khi họ rất  mệt mỏi. Sự mệt mỏi này có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi việc điều trị đã kết thúc. Đối với một số người, sự mệt mỏi có thể kéo dài trong nhiều tháng.
         Hãy cho mọi người biết là bạn có cả những ngày vui vẻ và những ngày tồi tệ. Hãy cố gắng làm việc gì đó, đặc biệt trong những ngày mà bạn cảm thấy khoẻ hơn. Hãy tự mình nghỉ ngơi trong những ngày mà bạn thực sự rất mệt mỏi. Và bạn cũng đừng ngại nói với những người khác khi bạn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí nếu bạn cần phải thay đổi dự định của mình. Một bệnh nhân tâm sự:
         "Trước khi bị ung thư, tôi luôn luôn tràn đầy sức sống, làm việc cả ngày, về nhà làm việc gia đình, chơi tennis, và hưởng được một cuộc sống xã hội thiết thực. Bây giờ thì tôi phải giữ gìn sức khoẻ và lập kế hoạch làm việc cùng với việc điều trị hoá chất. Tôi đã trải qua rất nhiều ngày mệt mỏi, có khi chỉ là sự cố gắng để ra khỏi giường thôi"
Sự nhận thức về bản thân của bạn
         Mỗi người chúng ta có sự thoả mãn tinh thần về hình thức bên ngoài của mình. Mặc dù chúng ta có thể không thích hình thức bên ngoài của mình, nhưng đó là một thực tại bản thân mình phải chấp nhận.
         Bệnh ung thư và việc điều trị có thể thay đổi hình ảnh bên ngoài của bạn. Bạn có thể có những thay đổi như tóc bị rụng hoặc những vết sẹo do phẫu thuật. Một số thay đổi này (rụng tóc) sẽ hết khi việc điều trị kết thúc. Những thay đổi khác (những vết sẹo) sẽ luôn luôn là một phần của hình thức bên ngoài của bạn. Mỗi người có những thay đổi theo nhiều cách khác nhau. Một số thay đổi mọi người sẽ nhận ra và những thay đổi khác chỉ có bạn mới biết. Một số thay đổi có thể thích nghi và với một số thay đổi khác, bạn có thể cần có thời gian để điều chỉnh.
         Việc đối phó với những thay đổi này có thể là rất khó khăn, nhưng qua thời gian, hầu hết mọi người học được cách chấp nhận chúng. Gia đình và bạn bè của bạn có thể giúp bạn bằng cách thể hiện họ yêu quí bạn cũng như con người bạn.
Sự nghỉ ngơi thiết thực
         Nhiều người thấy rằng việc nghỉ ngơi thiết thực có thể giúp họ nhiều. Khi bạn đi bơi, chơi một môn thể thao, hoặc tham gia một lớp thể dục, bạn có thể thấy những hoạt động này giúp bạn chấp nhận được hình ảnh mới của bản thân. Một bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung sau điều trị phẫu thuật, xạ trị và hoá chất vẫn hàng ngày cùng chồng đi chơi tennis. Hãy nói với bác sĩ của bạn về những cách mà bạn thực sự chịu đựng được.
         Những sở thích và công việc tình nguyện còn có thể giúp bạn cải thiện hình ảnh về bản thân. Bạn có thể thích đọc sách, nghe nhạc hoặc khâu vá. Bạn còn có thể muốn dạy một đứa trẻ cách đọc sách hoặc làm tình nguyện ở những trại mồ côi, trại trẻ khuyết tật. Bạn có thể thấy mình cảm thấy tốt hơn về bản thân khi bạn nhận giúp đỡ những người khác và làm những việc bạn yêu thích.
         Một bệnh nhân bị ung thư đã mua 150 cuốn sách về những điều cần biết về bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung do Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư xuất bản để làm quà tặng cho một số cá nhân và tổ chức.
Nhận sự giúp đỡ
         Phẫu thuật tạo hình. Nếu việc phẫu thuật ung thư làm thay đổi cách bạn nhìn nhận, bạn có thể muốn làm phẫu thuật sửa chữa (phẫu thuật tạo hình). Nhiều bệnh nhân cảm thấy rằng kiểu phẫu thuật này giúp họ đối phó tốt hơn với hình ảnh mới của họ. Ví dụ, bạn có thể chọn làm phẫu thuật để cải thiện vẻ bề ngoài của một vết sẹo phẫu thuật.
         Các bộ phận giả. Nếu như một phần của cơ thể bạn cần phải cắt bỏ vì khối u. Một bộ phận giả (vật làm giả hoặc bộ phận giả của cơ thể do con người làm ra có thể thay thế bộ phận đã bị cắt bỏ). Ví dụ, nếu chân bạn bị cắt bỏ, bạn có thể muốn có một chân giả để thay thế cái bạn bị mất.
         Tóc giả và khăn quàng cổ. Điều trị ung thư có thể làm cho bạn bị mất đi mái tóc. Bạn có thể muốn che mái đầu bạn để giữ ấm và bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn còn cảm thấy rằng việc mang một bộ tóc giả hoặc một chiếc khăn choàng có thể cải thiện được vẻ bề ngoài của bạn.
         Có ý tưởng hay là mua tóc giả trước khi điều trị ung thư bắt đầu. Bằng cách này, bộ tóc giả sẽ phù hợp với màu và kiểu tóc cũ của bạn. Có thể bạn muốn đội tóc giả trước khi bị rụng tóc. Hãy cố gắng tìm một bộ tóc giả hoặc một cái khăn vừa vặn với bạn vì cái khăn choàng có thể nhậy cảm và làm bạn đau đớn. Bạn hãy yên tâm tóc bạn chắc chắn sẽ mọc trở lại khi việc điều trị kết thúc, mặc dù mầu tóc có thể khác và không có cảm giác như trước nữa.
Cùng vợ hoặc chồng đối phó với bệnh ung thư
         Một số đôi vợ chồng trở lên mạnh mẽ hơn khi họ cùng nhau đối mặt với bệnh ung thư. Họ nhìn nhận cuộc sống của mình theo một cách mới. Những khó khăn mà có lần dường như là quá lớn thì bây giờ không còn nữa. Những đôi vợ chồng khác khi đối phó với bệnh ung thư đã gặp phải nhiều khó khăn hơn. Một nhà tâm lý học đã nói:
         "Nếu một cặp vợ chồng có mối quan hệ tốt trước khi điều trị ung thư thì họ có một nền tảng tốt để giải quyết những khó khăn mới. Nếu như mối quan hệ gặp phải những khó khăn thì những nguyên nhân thực tế của những khó khăn này hầu như chắc chắn là đã có trước khi bị ung thư".
Cuộc sống tình dục của bạn có thể thay đổi
         Đôi khi những người bị ung thư có khó khăn khi biểu lộ tình cảm của mình với nhau. Ví dụ, một người đàn ông đã nói rằng vợ ông ta không muốn hôn ông chút nào bởi vì cô ấy sợ rằng sẽ bị lây bệnh ung thư. Trong thực tế, con người không thể lây bệnh ung thư cho nhau. Nếu người yêu mến của bạn đang lo lắng về việc lây bệnh ung thư từ bạn sang, hãy gợi ý cho họ đến gặp bác sĩ của bạn để trò chuyện.
         Mọi người còn có thể gặp phải những khó khăn với cuộc sống tình dục vì bệnh ung thư và việc điều trị căn bệnh này. Ví dụ, có thể bạn không thích vẻ bề ngoài của mình và không muốn quan hệ tình dục. Nếu việc này xảy ra, hãy nói với vợ hoặc chồng bạn. Vợ hoặc chồng bạn chắc chắn sẽ yêu bạn hơn là bề ngoài cơ thể bạn. Một người đàn ông 45 tuổi đã nói:
         "Vợ tôi thấy khó để mà hiểu được rằng tình yêu của tôi dành cho cô ấy không hề bị giảm sút vì cô ấy đã bị mổ cắt bỏ vú. Tôi đã rất lo lắng cho cô ấy phải được giải thoát khỏi bệnh ung thư. Tôi đã phải thuyết phục cô ấy rằng tôi yêu cô ấy vì những phẩm chất đặc biệt của cô ấy chứ không phải vì bộ ngực"
         Vợ hoặc chồng bạn có thể lo lắng khi sinh hoạt tình dục với bạn. Họ có thể lo lắng việc làm cho bạn bị đau hoặc quan hệ tình dục khi mà bạn cảm thấy không được khoẻ. Hãy để cho vợ hoặc chồng bạn biết nếu bạn muốn quan hệ tình dục hoặc đúng hơn là chỉ ôm hôn và vuốt ve.
         Đôi khi, bệnh ung thư và việc điều trị bệnh gây nên những khó khăn khác cho tình dục
- Sự mỏi mệt có thể làm cho bạn muốn nghỉ ngơi, vì vậy bạn không muốn sinh hoạt tình dục
- Phẫu thuật có thể làm cho một số vị trí nhất định bị đau đớn
- Những lần điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm cho người đàn ông khó có thể đạt được sự cương cứng dương vật.
- Một số loại điều trị gây cho người phụ nữ bị khô âm đạo
- Đôi khi khó đạt được yêu cầu của quan hệ tình dục
         Mặc dù bạn có thể cảm thấy lúng túng, hãy cho bác sĩ của bạn biết bạn đang gặp phải những khó khăn trong quan hệ tình dục. Bạn có thể dùng một số thuốc hoặc có những cách khác làm cho bạn và người bạn đời của bạn có thể mang lại cho nhau sự hài lòng. Một số người còn thấy hữu ích khi nói chuyện được với người bạn đời của mình về làm thế nào để gần gũi nhau trong khi đang phải đối phó với căn bệnh ung thư.
         Hãy nhớ rằng bạn là ai chứ không phải trông bạn như thế nào. Khả năng hài hước, trí tuệ, sự đáng yêu, ý thức cộng đồng, những năng lực đặc biệt và lòng trung thành của bạn, những đặc điểm đó và nhiều phẩm chất khác đã làm cho bạn thật đáng yêu. Tình dục không phải là nền tảng cho một mối quan hệ vợ chồng. Đó là một trong nhiều cách để bày tỏ tình cảm của bạn.
Việc hẹn hò
         Nếu bạn còn độc thân, bạn có thể lo lắng về chuyện hẹn hò. Bạn có thể lo lắng rằng trông bạn không được như trước kia. Và, có thể bạn còn không biết khi nào hoặc phải nói như thế nào với người bạn về bệnh ung thư của bạn.
         Một phụ nữ bị ung thư vú đã nói là việc hẹn hò dễ dàng hơn cô ấy nghĩ. Cô ấy cảm thấy ổn khi biết lần nói chuyện về bệnh của mình rất tốt. Trong thực tế, cô ấy nói rằng bệnh ung thư của cô ấy không bao giờ gây ra những khó khăn với người mà cô đã hẹn hò.
         "Tôi đã nói với bạn trai của tôi về bệnh ung thư vú của tôi và miễn cưỡng để cho anh ấy ngắm nhìn cơ thể tôi. Anh ấy đã rất yên lòng. Anh ấy còn nói rằng đối với anh ấy, việc đó không có vấn đề gì, tôi mới là quan trọng vì tôi là ai chứ không phải là cơ thể tôi trông như thế nào".
Tổng kết: Giải quyết về một hình ảnh mới
         Khi bạn bị ung thư và khi bạn được điều trị bệnh ung thư, bạn phải trải qua những thay đổi sau:
- Bạn không có nhiều sức khoẻ như trước kia
- Cơ thể bạn không còn như trước nữa
- Nếu bạn còn độc thân, việc hẹn hò của bạn có thể bị lúng túng
- Bạn có thể phải đối mặt với những khó khăn mới trong đời sống tình dục
         Những thay đổi này có thể khó chấp nhận. Nhưng hầu hết mọi người bị ung thư đều thấy rằng, với thời gian, họ học được cách chấp nhận hình ảnh mới của mình bằng:
- Việc tránh những rắc rối trong cuộc sống
- Nhận sự giúp đỡ khi cần thiết
- Nói chuyện cởi mở về tình dục và cảm nhận sự gần gũi với người vợ hoặc chồng yêu quý của mình
Cuộc sống hàng ngày
         Khi bạn bị ung thư, làm thế nào để cho cuộc sống hàng ngày đầy ý nghĩa:
- Dành nhiều thời gian cho những bổn phận và những điều thú vị của cuộc sống hàng ngày
- Trở lại làm việc nếu có thể
- Lập những kế hoạch cho tương lai
         Việc sống với bệnh ung thư là sự thách thức lớn nhất mà bạn chưa từng phải đối mặt? Đối với hầu hết mọi người đều đúng như vậy. Thái độ xử lý với bệnh ung thư và việc đối mặt với những suy nghĩ về cái chết là một sự kiện làm thay đổi cuộc sống đối với hầu hết mọi người bị ung thư.
         "Bệnh ung thư đã làm cho tôi có cách nhìn chặt chẽ hơn về cách tôi sử dụng thời gian của mình như thế nào. Nhận thức được thời gian có thể bị hạn chế, tôi đã xác định rõ để tạo nên những ngày này tốt đẹp nhất có thể được. Tôi đã luôn tâm niệm rằng sẽ sử dụng thời gian bằng những cách tốt nhất cho tôi hoặc mang lại cho tôi niềm vui thích nhất"
         Hãy cố gắng cho cuộc sống hàng ngày được như bình thường tới mức tối đa có thể được. Tận hưởng thú vui từ những điều đơn giản mà bạn muốn làm như việc chăm sóc cây cảnh, ngắm hoa, ngắm trăng. Giữ lấy và trân trọng những niềm vui trong những sự kiện lớn như đi dự đám cưới của con, em, và bạn bè, hoặc lễ tốt nghiệp của con cháu.
Các mùa mang lại niềm vui của chính nó (tục ngữ Tây Ban Nha)
Duy trì công việc hàng ngày của bạn
         Nếu bạn cảm thấy đủ khoẻ, hãy duy trì công việc hàng ngày của bạn. Những công việc này bao gồm đi làm, dành thời gian cho gia đình và bạn bè, thực hiện các sở thích riêng, và thậm chí còn đi du lịch nữa. Có bệnh nhân ung thư phổi sau khi bệnh thuyên giảm đã đi du lịch rất nhiều nơi.
         Cùng lúc này, hãy tự cho mình thời gian cùng với những cảm xúc của bạn về bệnh ung thư. Tuy thế, hãy cẩn thận về các hành động vui mừng khi bạn không thể.
Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để suy nghĩ về việc bạn muốn sử dụng thời gian của mình như thế nào:
- Mình muốn ở cùng ai?
- Ai làm cho mình cười?
- Mình muốn sử dụng thời gian của mình như thế nào?
- Điều gì làm cho mình cảm thấy hạnh phúc?
- Những việc gì làm cho mình thích thú nhất?
- Những việc gì làm cho mình ít thích nhất?
- Có điều gì mình muốn làm mà chưa bao giờ cố gắng thử?
Sự vui đùa
         Đôi khi những người bị ung thư cố gắng làm những điều mới và vui vẻ mà trước đó họ chưa bao giờ làm. Những điều gì vui vẻ mà bạn luôn muốn cố gắng làm nhưng chưa bao giờ dành thời gian để làm? Một phụ nữ trẻ bị ung thư diễn tả theo cách này:
         "Những bệnh nhân ung thư chúng tôi thường xuyên "lấp đầy" cuộc sống bằng những hoạt động đầy ý nghĩa và không để ý đến cách thoả mãn phù phiếm để giữ cho mình luôn lành mạnh"
         Hãy cố gắng làm gì đó dù chỉ để vui đùa, không phải vì bạn phải làm điều đó. Nhưng hãy cẩn thận, không nên làm cho mình mỏi mệt. Một số người trở nên chán nản khi họ quá mệt mỏi. Hãy đảm bảo để được nghỉ ngơi đủ, vì thể bạn mới cảm thấy khoẻ mạnh và có thể hưởng thụ được những hoạt động vui vẻ đó.
Cuộc du hành là phần thưởng (tục ngữ Tao)
Các hoạt động thể lực
         Nhiều người thấy rằng họ có nhiều năng lượng hơn khi họ tham gia những hoạt động cơ thể như đi bơi, đi bộ, tập Yoga và đi xe đạp. Họ thấy rằng những hình thưc hoạt động này giúp họ giữ được sức khoẻ và làm cho họ cảm thấy thoải mái.
Một số lợi ích của luyện tập hàng ngày:
- Mang đến những cơ hội cảm xúc tốt hơn
- Giữ cho cơ bắp của bạn được săn chắc
- Làm cho vết thương của bạn hồi phục nhanh chóng
- Kiểm soát được sự căng thẳng tinh thần
- Giúp cho tâm trí bạn khỏi những suy nghĩ tồt tệ
         Mặc dù nếu trước kia bạn chưa từng bao giờ thực hiện các hoạt động thể lực, bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ. Hãy chọn một số hoạt động nào đó mà bạn muốn chơi, và hãy hỏi bác sĩ về những hoạt động này. Bạn có thể thực hiện một số bài luyện tập ngay cả khi bạn phải nằm trên giường.
         Hãy bắt đầu một cách từ từ, thực hiện một động tác chỉ khoảng 5 hoặc 10 phút mỗi ngày. Khi bạn cảm thấy đã khoẻ, bạn có thể tăng dần dần cho thời gian đến 30 phút hoặc hơn. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn bị đau khi bạn thực hiện các hoạt động này.
Làm việc
         Những người bị ung thư thường muốn đi làm trở lại. Công việc không chỉ đem lại cho họ thu nhập mà còn đem lại một ý nghĩa của cuộc sống thường nhật. Làm việc giúp cho con người cảm nhận tốt về bản thân.
         Trước khi bạn trở lại làm việc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Hãy đảm bảo bạn đủ khoẻ để thực hiện công việc của mình. Có thể bạn cần làm việc ít thời gian hơn hoặc làm việc theo một cách khác. Một số người cảm thấy đủ khoẻ để làm việc trong khi họ đang điều trị hoá chất hoặc xạ trị. Những người khác cần phải đợi đến khi những đợt điều trị của họ kết thúc.
Trò chuyện với người chủ và đồng nghiệp của bạn
         "Tôi hay lo lắng về việc trở lại làm việc. Vấn đề lớn nhất là  biết nói thế nào với người giám sát và những người đồng nghiệp. Tôi cũng biết rằng họ sẽ thông cảm, nhưng tôi vẫn sợ rằng họ sẽ nghĩ rằng tôi không thể làm tốt công việc như trước nữa". Một bệnh nhân đã bộc bạch.
         Bạn có thể thấy rằng người chủ và những người đồng nghiệp của bạn đối xử với bạn một cách khác hơn trước khi bạn bị ung thư. Có thể họ không nói gì vì họ không biết phải nói gì và không muốn làm tổn thương những cảm xúc của bạn. Hoặc có thể họ không biết liệu bạn có muốn nói về bệnh ung thư của bạn hay không hay là chỉ muốn tập trung vào công việc.
         Nếu có thể, bạn hãy sử dụng sự hài hước hoặc pha trò cười. Sự hài hước có thể giúp phá tan sự lạnh lùng và làm cho mọi người cảm thấy thoải mái hơn. Hãy để cho người chủ và những đồng nghiệp của bạn biết bạn có muốn hoặc khi nào bạn muốn nói về bệnh ung thư của bạn. Có thể bạn sẽ thấy rằng dễ dàng hơn bạn nghĩ.
Những quyền hợp pháp của bạn
         Một số người bị ung thư phải đối mặt với những trở ngại khi họ cố gắng trở lại làm việc hoặc nhận một công việc mới. Mặc dù, người đã bị ung thư cách đây nhiều năm vẫn có thể gặp phải những khó khăn. Những người chủ có thể đối xử với họ không công bằng vì họ  tin vào những điều không đúng sự thật. Họ có thể tin rằng bệnh ung thư có thể bị lan truyền từ người sang người hoặc là những người bị ung thư có quá nhiều ngày nghỉ ốm.
         Đó là những hành vi trái với đạo lý và luật pháp. ở một số nước còn có những bộ luật bảo vệ quyền của những người bị bệnh ung thư. Bạn có thể làm những hành động dựa trên luật pháp (kiện) nếu bạn cho rằng bạn không tìm được một công việc vì bạn bị ung thư.
         Một số người không thể trở lại với công việc của họ vì bệnh ung thư của họ. Ví dụ, bạn có thể không nhấc được những hộp nặng lên lâu hơn nếu đó là một phần công việc của bạn. Nếu bạn không thể làm công việc trước kia của bạn, hãy tìm những công việc thích hợp hoặc cố gắng luyện tập để phục hồi chức năng.
Nghĩ về tương lai
         Bạn có thể thấy có ích khi nhìn xa hơn cuộc điều trị của bạn và suy nghĩ về những gì bạn muốn làm khi bạn cảm thấy khoẻ trở lại. Nhiều người thấy rằng thật có ích khi đặt ra những mục tiêu. Việc đặt ra những mục tiêu mang lại cho họ một số điều gì đó để nghĩ đến và làm việc để đạt được. Những mục tiêu đó có thể giúp họ tập trung vào những gì họ muốn đạt được trong tuần tới, trong năm tới và trong tương lai. Như một người đàn ông bị ung thư đã nói: "Tôi đã quyết định là tôi sẽ đi du lịch tham quan khi việc điều trị của tôi kết thúc. Tôi đã tận dụng những lần điều trị để tham quan những thành phố nơi tôi đến để được điều trị".
         Những mục tiêu còn có thể giúp bạn vượt qua được những thời điểm khó khăn. Trong thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư đã làm được nhiều việc tốt hơn bác sĩ của họ mong đợi.
         Việc sắp xếp lại ngôi nhà của bạn một cách hợp lý là cách mà những người bị ung thư có thể sống mỗi ngày một cách thoải mái nhất và suy nghĩ về tương lai. Những điều này làm nên ý thức đối với tất cả mọi người, dù ốm hay khoẻ.
Nếu bạn chờ đợi ngày mai, ngày mai sẽ đến. Nếu bạn không chờ đợi ngày mai thì ngày mai vẫn đến (tục ngữ Senegal)
Những lời khuyên trước
         Những người bị ung thư phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai. Thật là khó nói về ngày cuối cùng của cuộc đời bạn. Nhưng khi bạn làm được, bạn có thể có được tư tưởng thanh thản. Bạn sẽ biết được bạn đã quan tâm đủ để có được những sự lựa chọn khó khăn cho bản thân, thay vì việc để lại những sự lựa chọn đó cho những người yêu quý của bạn. ở một số nước, những văn bản dưới đây đã được những bệnh nhân ung thư chuẩn bị trước:
- Một di chúc để chia tiền và tài sản của bạn cho mỗi thành viên thừa kế
- Một di chúc lúc đang còn sống để cho mọi người biết được người bệnh muốn loại chăm sóc y tế nào nếu bạn đến gần với cái chết.
- Một người uỷ quyền có hiệu lực lâu dài để chọn một người (một "giấy uỷ quyền chăm sóc sức khoẻ") để có những quyết định về chăm sóc y tế cho họ khi họ không thể tự mình làm được
- Sự tín nhiệm để trao tiền hoặc tài sản của họ cho một người nào đó
Tổng kết: Cuộc sống mỗi ngày
         Việc sống cùng với ung thư có nghĩa không chỉ là lo việc đối mặt với cái chết mà điều quan trọng là sống thanh thản như thế nào dù cho cuộc sống của bạn dài hay ngắn. Hãy quan tâm đến những bổn phận hàng ngày của bạn và làm nhiều điều vui vẻ. Cả hai điều này đều cần cho một cuộc sống đầy ý nghĩa.
         Những người bị ung thư cảm thấy rằng để cuộc sống mỗi ngày có ý nghĩa nhất là:
- Để hết tâm trí vào những bổn phận và hài lòng với cuộc sống hàng ngày
- Trở lại làm việc nếu có thể
- Lập những kế hoạch cho tương lai

CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>