Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

VẤN ĐỀ CẢM GIÁC CĂNG THẲNG

Khi bạn đã được chẩn đoán, bạn có thể phải tạm gác một số việc lại trong một khoảng thời gian, ví dụ những mối quan tâm về gia đình, công việc, hoặc vấn đề tài chính. Khi việc điều trị đã kết thúc, những vấn đề này có thể bắt đầu lại nổi lên vào đúng lúc bạn đang mệt mỏi và có thể cảm thấy quá nhiều việc phải lo.

         Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư lo lắng là những căng thẳng này có thể có vai trò trong bệnh tật của họ. Điều quan trọng cần nhớ là nguyên nhân chính xác của nhiều căn bệnh ung thư vẫn chưa được biết rõ. Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sự căng thẳng là nguyên nhân của bệnh ung thư, nhưng sự căng thẳng có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tìm kiếm những cách để làm giảm hoặc kiểm soát những căng thẳng trong cuộc sống của bạn có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

Những lời khuyên: để làm giảm sự căng thẳng

         Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư đã thấy được những hoạt động dưới đây là hữu ích trong việc chống lại bệnh ung thư và những lo lắng của họ sau điều trị đã hết. Hãy hỏi bác sĩ, y tá, các nhà tư vấn ung thư ở địa phương về việc tham gia vào những hoạt động này.

         Tập thể dục. Tập thể dục là một phương pháp đã được biết đến để làm giảm sự căng thẳng và lo lắng- dù bạn có hay không có bệnh ung thư. Như một người đàn ông đã diễn tả: "Tôi có thể cảm thấy mệt một chút thôi và đó là một giới hạn rõ với sự mệt mỏi thực sự, nhưng khi tôi đi bộ khoảng 45 hoặc 50 phút trong bầu không khí trong lành, đôi khi tôi cảm thấy mình có thể gánh vác được cả thế giới". Hãy đến gặp bác sĩ trước khi bạn theo một chương trình tập luyện và hãy cẩn thận, không nên tập quá sức. Nếu bạn không thể đi bộ được, hãy hỏi về những phương pháp luyện tập khác có thể hữu ích cho bạn.

         Khiêu vũ hoặc sự vận động cơ thể. Con người có thể xua đi những cảm xúc của họ về bệnh ung thư trong những lớp học sử dụng những động tác của cơ thể gây ấn tượng và/hoặc loại hình nhảy múa.

         Âm nhạc và hội họa. Những người, thậm chí trước đó chưa từng hát hoặc vẽ bao giờ đã thấy rằng những hoạt động đó thật hữu ích và vui vẻ.

Đối phó với sự trầm cảm và những lo âu

         Sau điều trị, bạn có thể vẫn hay cảm thấy cáu giận, căng thẳng, buồn chán hoặc thất vọng. Đối với hầu hết mọi người, những cảm xúc đó mất đi hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, cứ khoảng một trong bốn người thì những cảm xúc này có thể trở nên trầm trọng hơn. Những cảm giác đau đớn không thể giảm bớt và chúng dần dần đi vào cuộc sống hàng ngày. Những người này có thể có một tình trạng sức khỏe được gọi là sự trầm cảm. Đối với một số người, việc điều trị ung thư có thể gây nên vấn đề này là do sự thay đổi cách hoạt động của não.

Nhận sự giúp đỡ chống sự trầm cảm

         Hãy nói với bác sĩ của bạn. Nếu bác sĩ của bạn thấy rằng bạn bị trầm cảm, họ có thể điều trị cho bạn hoặc giới thiệu bạn với những chuyên gia khác. Nhiều bệnh nhân sau điều trị nhận được sự giúp đỡ từ những bác sĩ chuyên khoa, họ là chuyên gia trong cả hai lĩnh vực chữa trầm cảm và giúp mọi người phục hồi lại sau điều trị bệnh ung thư. Bác sĩ của bạn còn có thể cho bạn thuốc để giúp bạn cảm thấy đỡ lo sợ và căng thẳng hơn.

         Bạn nên mạnh dạn nói với bác sĩ về những cảm giác của bạn. Việc này có thể giúp bạn giải thích với bác sĩ bạn đang trải qua những gì. Không nên có cảm giác rằng bạn sẽ có thể kiểm soát được những xúc cảm đó một mình. Hãy nhận sự giúp đỡ nếu bạn thấy cần, điều này là quan trọng cho cuộc sống và sức khỏe của bạn.

Làm thế nào để biết được rằng tôi cần được giúp đỡ về sự trầm cảm và lo âu?

         Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu sau đây từ hai tuần trở lên, hãy hỏi bác sĩ của bạn về cách điều trị.

Những dấu hiệu xúc động

         - Một cảm giác lo lắng, băn khoăn, thất vọng, hoặc chán nản không hề mất đi

         - Tình trạng mất cảm xúc

         - Luôn luôn bị xúc động, ngoài sự kiểm soát, hay bị dao động

         - Một cảm giác tội lỗi hoặc cảm thấy vô dụng

         - Tình trạng không tự lo liệu cho mình được hoặc sự tuyệt vọng

         - Dễ cáu kỉnh và buồn bã

         - Khó tập trung, hoặc cảm thấy "đãng trí"

         - Dễ khóc

         - Hay tập trung vào những nỗi lo âu và những vấn đề khó khăn

         - Không thể thoát ra khỏi một ý nghĩ dai dẳng trong tâm trí bạn

         - Không thể dừng lại được việc làm một cái gì đó dường như là rất ngớ ngẩn

         - Không thấy hứng thú với mọi thứ một chút nào như ăn uống, tình dục hoặc các hoạt động xã hội

         - Tự mình tìm cách tránh xa những nơi hoặc những thứ mà bạn biết chắc chắn là vô hại

         - Những ý nghĩ muốn tự tử hoặc cảm thấy bạn đang bị "mất hết"

Những thay đổi của cơ thể

         - Sự tăng cân hoặc giảm cân ngoài ý muốn không phải do ốm đau hoặc việc điều trị

         - Mất ngủ hoặc lúc nào cũng thèm ngủ

         - Tim đập nhanh, miệng khô, tăng tiết mồ hôi, dạ dày nôn nao, tiêu chảy

         - Cơ thể chậm chạp, nặng nề

         - Sự mệt mỏi không mất đi; chứng nhức đầu hoặc những đau nhức khác và đau đớn

CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>