Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Những điều cần biết về ung thư phổi

Hiểu biết về quá trình hình thành Ung thư

       Ung thư là một nhóm của hơn 100 bệnh khác nhau. Tất cả chúng đều ảnh hưởng đến tế bào - đơn vị căn bản của cơ thể. Ung thư bắt đầu trong các tế bào. Các tế bào tạo nên các mô. Các mô tạo nên các cơ quan của cơ thể. Để hiểu về ung thư, rất có ích để biết các tế bào bình thường trở thành ung thư như thế nào

       Giống như các cơ quan khác trong cơ thể, phổi được tạo thành bởi nhiều loại tế bào. Bình thường, các tế bào phát triển và phân chia để tạo thành tế bào mới khi cơ thể cần chúng để giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và thực hiện các chức năng thích hợp. Khi các tế bào phát triển già đi, chúng chết và các tế bào mới thay thế chúng. Các tế bào già và chết đi theo một chương trình định sẵn nên còn gọi là chết tế bào theo chương trình.

       Đôi khi quá trình có trật tự này bị rối loạn. Các tế bào mới được tạo thành khi cơ thể không cần chúng và các tế bào già không chết khi đáng lẽ chúng phải chết. Do các đột biến trong gen của tế bào, chúng đã trở thành những tế bào “bất tử” (không thể chết). Các tế bào thừa này tạo thành một khối mô gọi là u. Các u có thể lành tính hay ác tính.

Các u lành tính không phải là ung thư

         • Các u lành tính hiếm khi đe dọa đến đời sống

         • Nói chung các u lành tính có thể được cắt bỏ và chúng thường không phát triển trở lại.

         • Các tế bào từ các u lành tính không xâm nhập vào các mô xung quanh chúng.

         • Các tế bào từ các u lành không lan tràn tới các phần khác của cơ thể.

Các u ác tính là ung thư

         - Các u ác tính nói chung trầm trọng hơn các u lành tính. Chúng có thể đe dọa đến đời sống của bệnh nhân.

- Các tế bào ác tính là các tế bào bất thường và phân chia không theo trật tự và không kiểm soát được.

         - Các u ác tính có thể được phẫu thuật cắt bỏ, nhưng đôi khi chúng phát triển trở lại.

         - Các tế bào từ các u ác tính có thể xâm nhập và phá huỷ các mô và các cơ quan lân cận: ung thư cổ tử cung xâm lấn bàng quang hoặc trực tràng.

         - Các tế bào từ các u ác tính có thể lan tràn (di căn) tới các phần khác của cơ thể. Các tế bào ung thư lan tràn sau khi tách khỏi các u ban đầu (u nguyên phát) và đi vào dòng máu hoặc hệ thống bạch huyết. Các tế bào u xâm nhập các cơ quan khác và phá huỷ các cơ quan này. Sự lan tràn của ung thư được gọi là di căn.

       Khi ung thư lan tràn từ vị trí ban đầu tới một phần khác của cơ thể, u mới có cùng loại các tế bào bất thường và cùng tên như u nguyên phát. Ví dụ, nếu ung thư phổi lan tràn tới não, các tế bào ung thư ở não hiện thời là các tế bào ung thư phổi. Bệnh này là ung thư phổi di căn, không phải là ung thư não. Vì lý do này, nó được điều trị như ung thư phổi, không được điều trị như ung thư não. Các bác sĩ gọi khối u mới này là “bệnh ở xa” hoặc bệnh di căn.

         

phổi

          Phổi là một cặp cơ quan hình nón, giống bọt biển là một phần của hệ thống hô hấp. Phổi phải có 3 phần, được gọi là các thuỳ, nó ít lớn hơn phổi trái một ít, nó có 2 thuỳ. Khi chúng ta hít thở, phổi lấy oxy, khí mà các tế bào của chúng ta cần để sống và thực hiện các chức năng bình thường của chúng. Khi chúng ta thở ra, phổi thải ra khí các-bon-níc, nó là các chất thải của các tế bào cơ thể.

hiểu biết về ung thư phổi

          Ung thư nó bắt đầu ở phổi được chia thành hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ, phụ thuộc và tế bào trông thấy như thế nào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phổi phát triểen và lan tràn theo các con đường khác nhau và được điều trị khác nhau.

Ung thư phổi tế bào không nhỏ

          Gặp phổ biến hơn ung thư phổi tế bào nhỏ và thường phát triển và lan tràn chậm hơn. Có 3 loại ung thư phổi tế bào không nhỏ chính. Chúng được gọi tên cho loại tế bào phát triển thành ung thư: ung thư biểu mô tế bào vảy (cũng gọi là ung thư biểu mô dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

          Đôi khi được gọi là ung thư tế bào lúa mạch, ít phổ biến hơn ung thư phổi tế bào không nhỏ. Loại ung thư phổi này phát triển nhanh hơn và nhiều khả năng lan tràn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

ai bị nguy cơ ung thư phổi

          Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi-hầu hết là liên quan tới hút thuốc lá:

-         Thuốc lá: khói thuốc lá gây ung thư phổi. Chất gây hại được gọi là chất gây ung thư, trong thuúoc là làm tổn hại các tế bào ở phổi. Trải qua thời gian, các tế bào bị tổn hại có thể trở thành ung thư. Khả năng một người hút thuốc lá sẽ bị ung thư phổi bị ảnh hưởng bởi tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút trong một ngày và sự hít saau khói thuốc lá vào phổi. Ngừng hút thuốc lá giảm nguy cơ phát triển thành ung thư phổi rất nhiều.

-         Xì gà và tẩu thuốc: người hút xì gà và tẩu thuốc có một nguy cơ ung thư phổi cao hơn những người không hút thuốc. Số năm một người hút thuốc, số lượng xì gà hoặc tẩu thuốc đã hút trong một ngày, sự hít sâu khói thuốc vào trong phổi, tất cả ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển thành ung thư phổi. Ngay cả khi người hút xì gà hoặc tẩu thuốc không hít khói vẫn làm tăng nguy cơ đối với phổi, miệng và các loại ung thư khác.

-         Khói thuốc lá trong môi trường: cơ hội phát triển ung thư phổi được tăng bởi sự tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá. Khói thuốc trong không khí khi một người nào đó hút thải ra. Tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá hoặc khói thuốc thứ phát, được gọi là hút thuốc lá thụ động hoặc vô tình.

-         Phóng xạ: phóng xạ là một khí ga hoạt hoá phóng xạ không vị, không mùi và không nhìn thấy được nó có thể xảy ra tự nhiên trong đất và đá. Nó có thể gây tổn hại tới phổi dẫn tới ung thư phổi. Người làm việc trong hầm mỏ có thể bị tiếp xúc với khí phóng xạ. ở một số vùng của đất nước, phát hiện ra khí phóng xạ trong các gia đình. khói thuốc lá gây tăng nguy cơ ung thư phổi, thậm chí nhiều hơn đối với những người đã tiếp xúc với phóng xạ. Một bộ kit sẵn có ở hầu hết các cửa hàng bán phần cứng giúp cho các chủ nhf có thể đo mức phóng xạ trong nhà của mình. Xét nghiệm phóng xạ ở nhà tương đối dễ sử dụng và không đắt. Ngay khi, một vấn đề phóng xạ được xác định, mối nguy cơ đã ảnh hưởng tới sức khoẻ.

-         Amiăng: amiăng là tên gọi của một nhóm chất khoáng nó tồn tại trong tự nhiên như dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng khuynh hướng dễ dàng tách thành các phân tử nhỏ nó có thể trôi nổi trong không khí và dính vào quần áo. Khi các phân tử được hít vào, chúng có thể tồn tại trong phổi, gây tổn hại tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng các công nhân bị tiếp xúc với một khối lượng lớn amiăng có nguy cơ phát triển thành ung thư phổi cao hơn gấp 4-5 lần những người công nhân không tiếp xúc với aminăng. Sự tiếp xúc này đữa được quan sát ở các ngành công nghiệp như đóng tàu, sản xuất và khai thác amiăng, công việc cách ly và sửa chữa phanh. Nguy cơ ung thư phổi thậm chí cao hơn giữa các công nhân tiếp xúc aminăng, nếu họ có hút thuốc lá. Các công nhân tiếp xúc với amiăng nên sử dụng các trang bị bảo hộ được cung cấp bởi các người chủ và tuân theo quy trình an toàn và thực hành công việc được đề nghị.

-         Ô nhiễm không khí: các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa ung thư phổi và tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí nào đó, như các sản phẩm của sự kết hợp giữa diesel và các dầu thô khác. Tuy nhiên, mối liên quan này đã không được xác định rõ ràng và nhiều nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu.

-         Các bệnh phổi: các bệnh phổi nào đó, như lao, tăng cơ hội phát triển ung thư phổi. Ung thư phổi khuynh hướng phát triển ở các vùng lao đã thành sẹo.

-         Tiền sử các nhân; một người đã bị ung thư phổi, nhiều khả năng có thể bị ung thư phổi lần thứ hai hơn so với người chưa bao giờ bị ung thư phổi. Từ bỏ thuốc lá sau ung thư phổi đã được chản đoán có thể phòng ngừa được sự phát triển của ung thư phổi lần thứ hai.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu các nguyên nhân gây ung thư phổi và để tìm ra các cách để phòng ngừa ung thư phổi. Chúng ta đã biết các tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là tránh xa khói thuốc lá (hoặc không bao giờ bắt đầu hút thuốc). Một người tránh xa thuốc lá càng sớm càng tốt. Thậm chí nếu bạn đang hút thuốc nhiều năm, nó là không bao giờ quá muộn để có lợi từ sự bỏ thuốc lá.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là tránh xa hoặc không bao giờ bắt đầu hút thuốc lá.

triệu chứng

          Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của ung thư phổi bao gồm:

-         Ho không giảm và trở nên nặng hơn theo thời gian.

-         Đau ngực thường xuyên.

-         Ho ra máu.

-         Khó thở, thở khò khè, hoặc khàn giọng.

-         Viêm phổi hoặc viêm phế quản tái phát.

-         Sưng cổ và mặt.

-         Ăn không ngon hoặc giảm cân.

-         Mệt mỏi.

Các triệu chứng này có thể do ung thư phổi hoặc các tình trạng khác gây ra. Điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ để xác định bệnh.

chẩn đoán ung thư phổi

Để giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng, bác sĩ đánh giá tiền sử cá nhân, tiền sử hút thuốc lá, tiếp xúc với các chất mang tính nghề nghiệp và môi trường, và tiền sử gia đình bị ung thư. Bác sĩ cũng khám bệnh và yêu cầu chụp X quang ngực và các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi, tế bào trải (kiểm tra dưới kính hiển vi lấy từ các mẫu đờm lấy từ phổi) là một xét nghiệm đơn giản nó có thể giúp ích trong phát hiện ung thư phổi. Để khẳng định có ung thư phổi, bác sĩ phải kiểm tra tổ chức từ phổi. Sinh thiết-lấy một mẫu nhỏ tổ chức từ phổi để kiểm tra dưới kính hiển vi bởi một nhà giải phẫu bệnh-có thể chỉ ra bệnh nhân có bị ung thư phổi hay không. Một số qui trình có thể được sử dụng để lấy tổ chức này:

-         Soi phế quản: bác sĩ đưa một ống soi khí quản (một ống nhỏ có gắn đèn) vào miệng hoặc mũi xuống dưới qua khí quản để nhìn các đường thở. Qua ống này, bác sĩ có thể lấy được tế bào hoặc các mẫu nhỏ tổ chức.

-         Chọc hút kim nhỏ: Một kim nhỏ được chọc vào khối u qua thành ngực để lấy một mẫu tổ chức.

-         Thoracentesis: sử dụng một kim, bác sĩ lấy một mẫu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư.

-         Thoracotomy: phẫu thuật để mở ngực đôi khi cần để chẩn đoán ung thư phổi. Quy trình này là một phẫu thuật lớn được thực hiện trong bệnh viện.

định giai đoạn

          Nếu chẩn đoán là ung thư, bác sĩ muốn biết giai đoạn (hoặc sự lan rộng) bệnh của bệnh nhân. Định giai đoạn được thực hiện để phát hiện xem ung thư đã lan tràn hay chưa và nếu có thì phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Ung thư phổi thường lan tràn tới não hoặc xương. Xác định giai đoạn của bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị. Một số xét nghiệm được sử dụng để xác định xem ung thư đã lan tràn hay chưa, bao gồm:

-         CAT (hoặc CT) scan (chụp cắt lớp vi tính): một máy tính được kết nối với một máy x quang để tạo ra một lạot các hình ảnh chi tiết của các vùng trong cơ thể.

-         MRI (chụp cộng hưởng từ): từ trường năng lượng cao được kết nối với một máy tính để tạo ra các hình ảnh chi tiết của các vùng trong cơ thể.

-         Radionuclide scanning: scanning có thể cho thấy ung thư đã lan tràn tới các cơ quan khác chưa, như gan. Bệnh nhân nuốt hoặc được tiêm  một chất phóng xạ nhẹ. Một máy (scanner) đo và ghi lại mức độ phóng xạ ở các cơ quan nào đó để bộc lộ các vùng bất thường.

-         Scan xương: scan xương, một loại radionuclide scanning, có thê cho thấy ung thư đã lan tràn tới xương hay chưa. Một khối lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch. No đi vào dòng máu và tập trung ở các vùng u xương bất thường. Một dụng cụ được gọi là một máy scanner đo các mức phóng xạ ở các vùng này và ghi chúng trên film x quang.

-         Soi trung thất hoặc mở trung thất: soi trung thất có thể giúp cho thấy nếu ung thư đã lan tràn tới hạch ở ngực. Sử dụng một dụng cụ soi có đèn, được gọi là ống soi, bác sĩ kiểm tra trung tâm ngực (trung thất) và các hạch gần kề. Trong soi trung thất, ống soi được nhét vào qua một vết cắt nhỏ ở cổ. Trong mở trung thất, vết cắt được làm ở thành ngực. Trong quy trình này, ống soi cũng được sử dụng để lấy mẫu tổ chức. Bệnh nhân được gây mê toàn thân.

điều trị ung thư phổi

          Điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm laọi ung thư phổi (ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc không nhỏ), kích thước, vị trí và mức lan rộng của khối u và tính trạng sức khoẻ toàn trạng của bệnh nhân. Nhiều sự điều trị khác nhau và sự kết hợp các điều trị có thể được sử dụng để kiểm soát ung thư phổi và hoặc cải thiệm chất lượng cuộc sống bằng giảm các triệu chứng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là mổ để lấy bỏ khối u. Loại phẫu thuật mà bác sĩ thực hiện tuỳ thuộc vào vị trí khối u ở phổi. Một cuộc mổ để lấy bỏ chỉ một phần nhỏ phổi được gọi là cắt hình nêm hoặc cắt đoạn. khi phẫu thuật viên cắt toàn bộ một thuỳ phổi, qui trình được gọi là cắt thuỳ. Cắt phổi là lấy bỏ toàn bộ một phổi. Một số khối u không thể phẫu thuật (không thể lấy bỏ bằng phẫu thuật) bởi vì kích thước hoặc vị trí và một số bệnh nhân không thể phẫu thuật ví một số lý do y học khác.

Điều trị hoá chất

          Điều trị hoá chất là sử dụng các thuốc chống ung thư để giết các tế bào ung thư khắp cơ thể. Ngay cả sau khi ung thư đã được lấy bỏ từ phổi, các tế bào ung thư có thể vẫn còn ở tổ chức gần kề  hoặc các nơi khác trong cơ thể. Điều trị hoá chất có thể được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của ung thư hoặc để giảm các triệu chứng. Hầu hết các thuốc chống ung thư được đưa trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bằng một catheter, một ống nhỏ được đặt trong một tĩnh mạch lớn và lưu lại ở đó một khoảng thời gian cần thiết. Một số thuốc chống ung thư được sử dụng dưới dạng viên.

Điều trị tia xạ

          Điều trị tia xạ còn được gọi là xạ trị, liên quan tới việc sử dụng các tia có năng lượng cao để giết các tế bào ung thư. Điều trị tia xạ trực tiếp tới một vùng giới hạn và ảnh hưởng chỉ tới các tế bào ung thư ở vùng đó. Điều trị tia xạ có thể được sử dụng trước phẫu thuật để co nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để phá huỷ các tế bào ung thư còn sót lại ở vùng đã được điều trị. Bác sĩ cũng có thể sử dụng điều trị tia xạ kết hợp với điều trị hoá chất, như một sự điều trị chủ yếu thay vì phẫu thuật. Điều trị tia xạ có thể cũng được sử dụng để làm giảm triệu chứng như khó thở. Tia xạ để điều trị ung thư phổi hầu hết thường xuất phát từ một máy (xạ trị bên ngoài). Tia xạ cũng có thể xuất phát từ một sự cấy ghép (một hộp nhỏ chứa chất phóng xạ) được đặt trực tiếp trong hoặc gần khối u (xạ trị bên trong).

Điều trị quang động học

          Điều trị quang động học là một loại điều trị tia laser, bao gồm sử dụng một hoá chất đặc biệt được tiêm vào máu và được hấp thu bởi tất cả các tế bào trong trong cơ thể. Hoá chất nhanh chóng rời khỏi các tế bào bình thường, nhưng hoá chất ở lại trong các tế bào ung thư một thời gian dài hơn. Một ánh sáng laser nhằm vào các tế bào ung thư, hoạt hoá các chất hoá học có chứa trong các tế bào này và rồi thì giết chúng. Điều trị quang động học có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng của ung thư phổi, ví dụ kiểm soát sự chảy máu hoặc giảm các vấn đề về thở do đường hô hấp bị tắc nghẽn khi ung thư không thể cắt bỏ được bằgn phẫu thuật. Điều trị quang động học cũng có thể được sử dụng để điều trị các khối u rất nhỏ ở các bệnh nhân mà các phương pháp điều trị thông thường không thích hợp.

 

điều trị ung thư phổi tế bào không nhỏ

          Các bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào không nhỏ có thể được điều trị bằng nhiều cách. Sự lựa chọn điều trị chủ yếu phụ thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của khối u. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để điều trị loại ung thư phổi này. Mổ lạnh, một sự điều trị nó làm lạnh và phá huỷ tổ chức ung thư, có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng ở giai đoạn muộn hơn của ung thư phổi tế bào không nhỏ. Điều trị tia xạ và điều trị hoá chất cũng có thể được sử dụng để làm chậm lại sự tiến triển của bệnh và sử lý các triệu chứng.

Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ

          Ung thư phổi tế bào nhỏ lan tràn rất nhanh. Trong nhiều trường hợp, các tế bào ung thư đã lan tràn tới các phần khác của cơ thể khi bệnh mới được chẩn đoán. Để kiểm soát được các tế bào ung thư khắp toàn bộ cơ thể, các bác sĩ hầu như luôn sử dụng điều trị hoá chất. Điều trị có thể cũng bao gồm điều trị tia xạ nhằm vào khối u ở phổi hoặc khối u ở các phần khác của cơ thể (như não). Một số bệnh nhân được điều trị tia xạ vào não ngay cả khi không phát hiện thấy tế bào ung thư ở đó. Phương pháp điều trị này được gọi là.. được sử dụng để ngăng ngừa khối u hình thành ở não. Phẫu thuật cắt bỏ là một phần của kế hoạch điều trị đối với một số nhỏ bệnh nhân có ung thư phổi tế bào nhỏ.

thử nghiệm lâm sàng

          Thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các cách mới điều trị ung thư là tối ưu đối với nhiều bệnh nhân ung thư phổi. Trong một số nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân được điều trị theo phương pháp mới. Trong một số nghiên cứu khác, các bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau bằng các sử dụng phương pháp điều trị mới cho một nhóm bệnh nhân và sử dụng phương pháp điều trị thường quy (quy chuẩn) cho một nhóm bệnh nhân khác. Qua nghiên cứu các bác sĩ đang khám phá ra các phương pháp mới có hiệu quả hơn để điều trị ung thư phổi.

tác dụng phụ

 

Các tác dụng phụ của điều trị yng thư phổi phụ thuộc vào loại điều trị và có thể khác nhau giữa các bệnh nhân. Tác dụng phụ thường chỉ là tạm thời. Các bác sĩ và y tá có thể giải thích các tác dụng phụ có thể xảy ra của điều trị và họ có thể hướng dẫn các các để giúp giảm các triệu chứng có thể xảy ra trong và sau điều trị.

Phẫu thuật

          Phẫu thuật ung thư phổi là đại phẫu thuật. Sau phẫu thuật phổi, khí và dịch xu hướng tập trung ở ngực. Bệnh nhân thường cần giúp lật người, ho và thở sâu. Các hoạt động này quan trọng cho sự hồi phục bởi vì chúng giúp mở rộng tổ chức phổi còn lại và thải ra khí và dịch thừa. Đau và yếu ở ngực và cánh tay, khó thở là các tác dụng phổ biến của phẫu thuật ung thư phổi. Các bệnh nhân có thể cần nhiều tuần hoặc hàng tháng để lấy lại sức lực và sức khoẻ.

Điều trị hoá chất

          Điều trị hoá chất ảnh hưởng tới cả tế bào ung thư cũng như tới tế bào bình thường. Các tác dụng phụ  phụ thuộc phần lớn vào loại thuốc đặc hiệu và liều dùng (khối lượng thuốc được đưa vào cơ thể).

Các tác dụng phụ phổ biến của điều trị hoá chất bao gồm buồn nôn, nôn, rụng tóc, đau mồm và mệt mỏi.

Điều trị tia xạ

          Giống như điều trị hoá chất, điều trị tia xạ ảnh hưởng tới cả tế bào ung thư cũng như tới tế bào bình thường. Các tác dụng của tia xạ phụ thuộc chủ yếu vào phần cơ thể được điều trị và liều điều trị.

          Các tác dụng phổ biến của điều trị tia xạ là khô và đau họng, nuốt khó, mệt mỏi, các thay đổi ở da tại vùng điều trị, ăn không ngon miệng.

          Bệnh nhân được điều trị tia xạ vào não có thể đau đầu, các thay đổi ở da, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rụng tóc hoặc các vấn đề về trí nhớ và quá trình suy nghĩ.

Điều trị quang động học

          Điều trị quang động học làm sự nhạy cảm da và mắt với ánh sáng trong khoảng 6 hoặc hơn 6 tuần sau điều trị. Bệnh nhân được khuyên để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và các ánh sáng chói trong nhà ít nhất 6 tuân. Nếu bệnh nhân phải đi ra ngoài, họ cần mặc quần áo bảo hộ gồm cả kính râm. Các tác dụng phụ tạm thời khác của quang động học có thể bao gồm ho, nuốt khó, thở đau hoặc khó thở. Các bệnh nhân nên nói với bác sĩ của họ về những gì cần làm nếu da bị phồng dộp, đỏ hoặc phỏng nước.

          Ngày nay, vì những gì đã được học trong các thử nghiệm lâm sàng, bác sĩ có thể kiểm soát, giảm nhẹ hoặc tránh được nhiều các tác dụng phụ của điều trị.

Các bác sĩ và y tá có thể giải thích các tác dụng phụ có thể xảy ra của điều trị và họ có thể hướng dẫn các các để giúp giảm các triệu chứng có thể xảy ra trong và sau điều trị.

Tầm quan trọng của sự chăm sóc theo dõi

          Chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư phổi rất quan trọng. Kiểm soát đều đặn đảm bảo rằng các thay đổi về sức khoẻ được chú ý và nếu ung thư quay trở lại hoặc một ung thư mới phát triển, nó có thể được điều trị càng sớm càng tốt. Kiểm tra bao gồm khám lâm sàng, chụp x quang ngực hoặc các xét nghiệm khác. Giữa các lần kiểm tra bệnh nhân bị ung thư phổi nên báo cáo với bác sĩ bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào ngay khi chúng xuất hiện.

Cung cấp sự hỗ trợ tình cảm

          Sống với một bệnh hiểm nghèo như ung thư là sự thách thức. Một phần vì phải đối đầu với các thách thức về sức khoẻ và bệnh tật. Người bị ung thư đối mặt với nhiều sự lo lắng, cảm giác và các mối quan tâm, nó có thể làm khó khăn cuộc sống. Họ cần phải tìm, học cần sự giúp đỡ đối đầu với tình cảm cũng như các khía cạnh thực hành của bệnh của họ. Thực tế. chú ý tới tình cảm và gánh nặng tâm lý của người bị ung thư thường là một phần của kế hoạch điều trị của bệnh nhân. Sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, các người làm công tác xã hội và những người khác), các nhóm hỗ trợ và mạng lưới bệnh nhân tới bệnh nhân có thể giúo đỡ bệnh nhân cảm thấy không cô đơn và buồn rầu và cải thiện chất lượng sống của họ. Các nhóm hỗ trợ ung thư cung cấp một môi trường an toàn nơi mà các bệnh nhân ung thư có thể nói về sự sống với ubệnh ung thư với các người khác, những người có thể đã từng có các kinh nghiệm tương tự như thế. Các bệnh nhân có thể muốn nói tới một thành viên của đội ngũ cán bộ y tế về tìm được một nhóm hỗ trợ.

các câu hỏi đối với các bác sĩ của bạn

          Quyển sách này được tiết kế để giúp bạn có thông tin bạn cần từ bác sĩ của bạn, để bạn có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về sự chăm sóc sức khoẻ của bạn. Hơn nữa, hỏi bác sĩ các câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của bạn. Để nhớ những gì bác sĩ nói, bệnh nhân có thể ghi lại hoặc nhờ người nhà hoặc bạn bè đi cùng nhớ hộ hoặc ghi lại hộ những điều bác sĩ nói hoặc bàn bạc với bác sĩ. Bệnh nhân có thể không cần hỏi tất cả mọi câu hỏi hoặc nhớ tất cả các câu trả lời vào một lần. Bệnh nhân còn có cơ hội để hỏi bác sĩ cắt nghĩa cho mình những thắc mắc và thu nhận được nhiều thông tin.

Chẩn đoán

-         Các xét nghiệm nào có thể chẩn đoán ung thư phổi? Các xét nghiệm có gây đau không?

-         Sau bao lâu tôi sẽ biết kết quả xét nghiệm ?

-         Tôi bị loại ung thư phổi nào ?

Điều trị

-         Bác sĩ giới thiệu phương pháp điều trị nào cho tôi?

-         Thử nghiệm lâm sàng nào thích hợp với loại ung thư của tôi?

-         Có phải tôi sẽ phải vào nằm trong bệnh viện để điều trị không? và tôi sẽ phải ở đó bao lâu?

-         Các sinh hoạt bình thường của tôi sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình điều trị?

Các tác dụng phụ

-         Tôi sẽ bị các tác dụng phụ gì? và chúng sẽ kéo dài bao lâu ?

-         Tôi nên báo cáo tác dụng phụ gì và báo cho ai?

Chăm sóc theo dõi

-         Sau điều trị, tôi thường được kiểm tra như thế nào? Loại chăm sóc theo dõi nào tôi nên có?

-         Có phải cuối cùng tôi sẽ được trở lại các sinh hoạt bình thường không?

Đội ngũ cán bộ y tế

-         Ai là người sẽ liên quan tới việc điều trị và phục hồi chức năng của tôi ? vai trò của mỗi thành viên trong nhóm cán bộ y tế chăm sóc cho tôi là gì ?

-         Bạn có những kinh nghiệm gì trong chăm sóc các bệnh nhân ung thư phổi ?

Niềm an ủi

-         Có phải có các nhóm hỗ trợ ở trong vùng với những người tôi có thể nói với họ?

Có phải có các tổ chức nơi tôi có thể có nhiều thông tin hơn về ung thư, đặc biệt ung thư phổi?



Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>