Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

U NÃO Ở TRẺ EM

Giới thiệu
    U não là khối u đặc phổ biến nhất gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của trẻ em. Bệnh thường gặp ở trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái.
    U não có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Các u não nguyên phát là các khối u phát triển từ não. Các khối u não thứ phát (phổ biến hơn được gọi là di căn não) xảy ra khi các tế bào ung thư từ bộ phận khác của cơ thể lan tới não.
Não, cấu trúc và chức năng
    Não cùng với tuỷ sống tạo thành hệ thần kinh trung ương. Nó kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể. Giữa não và hộp sọ có 3 lớp màng được gọi là màng não, nó bao phủ toàn bộ não và tuỷ sống để bảo vệ chúng. Một chất dịch được gọi là dịch não tuỷ được chứa giữa 2 trong 3 lớp màng và các cuống não.
    Giống như mọi cơ quan khác trong cơ thể, não được tạo thành bởi các tế bào. Trong não có khoảng 40 tỷ các tế bào thần kinh gọi là các nơ-ron. Các tế bào này liên kết với nhau và với các phần khác của cơ thể bằng sự gửi các thông tin (xung động thần kinh) qua hệ thống các con đường thần kinh hoặc mạng lưới thần kinh.
Não gồm các phần chính sau:
- Đại não (não trước): đây là phần lớn nhất của não và tạo bởi 2 nửa hoặc bán cầu. Bán cầu phải kiểm soát hoạt động nửa trái cơ thể và bán cầu trái kiểm soát nửa phải cơ thể. Mỗi bán cầu được chia thành 4 vùng hoặc thuỳ: trán, thuỳ bên, thuỳ thái dương và thuỳ chẩm. Mỗi thuỳ kiểm soát một loạt các hoạt động khác nhau. Đại não chủ yếu liên quan tới chức năng thần kinh cao cấp như suy nghĩ, trí nhớ, ngôn ngữ, nghe và nhìn.
- Tiểu não: đây là phần sau của não và liên quan với chức năng cân bằng và phối hợp.
- Thân não: thân não kiểm soát các chức năng căn bản cần thiết cho sự duy trì sự sống, bao gồm huyết áp, hô hấp, nhịp tim và sự di chuyển của mắt. Nó nằm ở đáy (nền) của não, nối với tuỷ sống.
Các khối u não
    Các khối u não nguyên phát có thể phát triển từ bất kỳ loại tế bào khác nhau có ở não. Chúng có thể là ung thư (ác tính) hoặc không ung thư (lành tính).
    Hầu hết các u não nguyên phát là lành tính, nghĩa là chúng vẫn giữ nguyên phần não mà chúng hình thành ở đó và không lan tràn và phá huỷ các vùng khác của não.
Các khối u não nguyên phát ác tính rất có khả năng gây ra các tình trạng bệnh do sự lan tràn tới mô não bình thường bao quanh chúng. Điều này có thể gây ra chèn ép và phá huỷ các vùng xung quanh.
Hai loại u não chính xảy ra ở trẻ em là u thần kinh đệm và u nguyên bào tuỷ.
- U thần kinh đệm phát triển từ các tế bào nâng đỡ não (nó giữ các tế bào nơ- ron đúng vị trí). Chúng có thể được chia nhỏ thành 2 loại chính ở trẻ em là: u sao bào và u não thất.
- U nguyên bào tuỷ: thường phát triển ở tiểu não ở vùng sau não. Chúng có thể lan tới các phần khác của não hoặc vào tuỷ sống.
Các nguyên nhân gây u não
    Mặc dù nguyên nhân u não chưa được biết, các nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây u não. Trẻ em với các hội chứng di truyền hiếm gặp nào đó như hội chứng Li-Fraumeni, được biết có nguy cơ cao gây ra các u não.
Dấu hiệu và triệu chứng
    Các u não có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này thường được gây ra bởi sự tăng áp lực trong não (áp lực nội sọ). Điều này xảy ra khi khối u gây tắc nghẽn dòng dịch não tuỷ quanh não (được gọi là não úng thuỷ). Có nhiều triệu chứng khác nhau bao gồm đau, cảm thấy ốm, ngủ gà, dễ bị kích động, co giật (động kinh), đi lại không tỉnh táo.
    Nếu não úng thuỷ xảy ra ở trẻ nhỏ, thóp sẽ bị phồng và đầu to ra.
    Các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào vị trí khối u trong não. Ví dụ, một khối u ở tiểu não có thể gây yếu và mất thăng bằng khi đi.
Chẩn đoán và xét nghiệm
    Một loạt các xét nghiệm và thăm khám có thể cần được làm để chẩn đoán một khối u não. Các bác sĩ sẽ lựa chọn các xét nghiệm phù hợp nhất đối với từng trường hợp. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, nó sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết trong não. Chụp mạch não (cho thấy cấu trúc của mạch máu não trong não) đôi khi được sử dụng giúp cho quá trình điều trị phẫu thuật.
    Thăm khám mắt cẩn thận là quan trọng vì khám mắt có thể cho thấy biểu hiện của tăng áp lực nội sọ. Xét nghiệm chức năng nghe cũng có thể được thực hiện. Một mẫu các tế bào khối u (sinh thiết) thường được lấy để xét nghiệm giải phẫu bệnh.
    Chụp X quang và xét nghiệm máu có thể cần được làm để kiểm tra toàn trạng của đứa trẻ.
    Bất kỳ một xét nghịêm và sự thăm khám nào được làm cho đứa trẻ bị bệnh cũng được các bác sĩ giải thích cho cha mẹ của chúng.
Sinh thiết khối u
    Sinh thiết là lấy một mẫu nhỏ khối u để xác định chính xác loại u. Làm sinh thiết có nghĩa là bệnh nhân phải mất một vài ngày ở trong bệnh viện vì nó liên quan tới phẫu thuật bằng gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật một lỗ nhỏ được làm ở sọ. Sau đó một kim nhỏ được xuyên qua lỗ đó để lấy mẫu u. Mẫu u này được kiểm tra trong một phòng xét nghiệm bởi bác sĩ giải phẫu bệnh. Trong một số trường hợp, không xác định được chính xác loại u đến tận khi lấy toàn bộ u, hoặc một phần u trong quá trình phẫu thuật (sinh thiết cắt bỏ). Sinh thiết bằng kim chưa được thực hiện ở Việt nam
Chia độ và phân loại
    Kiểm tra kỹ toàn bộ tế bào u dưới kính hiển vi giúp bác sĩ xác định loại u não (phân loại) và đánh giá nó có thể phát triển nhanh hoặc chậm như thế nào (chia độ u).
    Các khối u não phát sinh từ các loại tế bào khác nhau trong não. Chúng có thể được phân loại và đặt tên theo loại tế bào mà chúng bắt đầu xuất phát.
    Nhiều khối u não bắt đầu từ các tế bào đệm (các tế bào nâng đỡ mô não) và được biết như là u thần kinh đệm. Chúng bao gồm các u sao bào (tế bào có hình sao), u não thất và u thần kinh đệm ít nhánh. Các u thần kinh đệm được chia độ theo tiềm năng của khối u phát triển nhanh (độ cao) hay chậm (độ thấp). Độ I là loại u phát triển chậm và độ IV là loại u phát triển nhanh nhất.
    Các loại u não khác không thể chia thành các độ từ 1-4, nhưng có thể được chia thành độ cao hoặc độ thấp.
Điều trị
    Phẫu thuật, tia xạ hoặc điều trị hoá chất có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để điều trị u não. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị, cần quan tâm tới kích thước, vị trí và loại u não. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chuyên về u não (phẫu thuật thần kinh) sẽ phẫu thuật cắt bỏ càng được nhiều u càng tốt nếu có thể.
    Một ống nhỏ có thể được đưa vào não để dẫn lưu dịch thừa vào trong   ổ bụng (khoang phúc mạc). Sự dẫn lưu này sẽ làm áp lực nội sọ không tăng hơn nữa. Ống nhỏ này không thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sau khi phẫu thuật não, đứa trẻ sẽ thường mất một vài ngày nằm trong phòng hồi sức cấp cứu.
    Nếu khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn hoặc có thể còn sót lại một số tế bào ung thư, xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật. Xạ trị ung thư là sử dụng các tia có năng lượng cao để phá huỷ các tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng như phương pháp điều trị chính nếu không thể phẫu thuật được.
    Điều trị hoá chất là sử dụng các thuốc chống ung thư (thuốc gây độc tế bào) để phá huỷ các tế bào ung thư. Nó được sử dụng thưòng quy để điều trị u nguyên bào tủy và được sử dụng ngày càng tăng để điều trị các loại u não khác. Điều trị hoá chất cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Các thuốc có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
    Điều trị thuốc chống viêm và giảm phù nề bằng thuốc steroid có thể được sử dụng vì chúng có thể giúp giảm sưng ở vùng não bao quanh khối u. Chống viêm steroid không điều trị khối u nhưng có thể cải thiện các triệu chứng. Chúng có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc trong hoặc sau xạ trị.
    Các thuốc chống co giật có thể được sử dụng. Có nhiều loại thuốc chống co giật. Các thuốc được sử dụng phổ biến là carbamazepine và phenytoin.
Các tác dụng phụ của điều trị
    Điều trị thường gây các tác dụng phụ và bác sĩ sẽ thông báo cho cha mẹ của đứa trẻ bị bệnh trước khi bắt đầu điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là:
    Rụng tóc
    Mệt mỏi
    Cảm thấy ốm (buồn nôn) và nôn
    Giảm sức đề kháng với nhiễm khuẩn
    Vết bầm tím và chảy máu do giảm tạm thời số lượng tế bào máu do tuỷ xương sinh ra.
Các tác dụng phụ muộn
    Bất kỳ bệnh não nào hoặc điều trị bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc điều trị hoá chất có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất hoặc trí tuệ của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đứa trẻ còn rất nhỏ, khi não đang phát triển nhanh. Các loại điều trị khác có thể được giới thiệu ở các độ tuổi khác nhau. Nguy cơ có thể xảy ra của bất kì loại điều trị nào được sử dụng sẽ được giải thích cho cha mẹ của đứa trẻ bị bệnh.
Thử nghiệm lâm sàng
     Ở nhiều trẻ được điều trị như một phần của thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về cách tốt nhất để điều trị bệnh (luôn được so sánh các điều trị chuẩn với phương pháp điều trị mới hoặc cải tiến). Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với u não. Nhóm nhân viên y tế điều trị cho đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ của chúng để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi họ hỏi. Các thông tin được viết ra được cung cấp để giải thích mọi điều. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng là hoàn toàn tự nguyện và họ có nhiều thời gian để quyết định nếu nó đúng đắn với con của họ.
Theo dõi
    Sau khi kết thúc điều trị, đứa trẻ bị bệnh sẽ được kiểm tra đều đặn bởi các bác sĩ chưyên khoa. Họ sẽ tìm các dấu hiệu mà bệnh ung thư quay trở lại và bất kỳ tác dụng phụ nào của điều trị. Nếu bố mẹ trẻ có sự quan tâm đặc biệt về tình trạng và điều trị của con mình, cách tốt nhất là hỏi các bác sĩ của họ, người biết rõ về tình hình bệnh của đứa trẻ.
Cảm giác
    Như một người cha mẹ, thực tế là khi con của họ bị ung thư là một tình trạng tồi tệ nhất họ phải đối mặt với căn bệnh này. Họ có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, như sợ hãi, thấy có tội, đau buồn, lo lắng, giận dữ... Đây là các phản xạ bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ trải qua vào thời điểm khó khăn như thế.


CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>