Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN BÀO LYMPHO CẤP TÍNH

Bệnh bạch cầu
    Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến gặp ở trẻ từ 1- 4 tuổi. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính gặp ở trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ.
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
    Bệnh bạch cầu là một loại ung thư của tế bào bạch cầu (tế bào máu trắng). Tất cả các tế bào máu do tuỷ xương tạo ra. Tuỷ xương chứa:
    - Hồng cầu (tế bào máu đỏ) mang oxy đi khắp cơ thể.
    - Bạch cầu (tế bào máu trắng) giúp chống lại nhiễm trùng.
    - Tiểu cầu giúp tạo thành cục máu đông và kiểm soát sự chảy máu.
    Có hai loại bạch cầu khác nhau: tế bào lympho và các tế bào tuỷ. Các bạch cầu này cùng nhau chống lại sự nhiễm khuẩn. Bình thường, các tế bào bạch cầu tự sửa chữa và tái sinh theo một trật tự và theo con đường được kiểm soát. Tuy nhiên, trong bệnh bạch cầu quá trình này thoát khỏi sự kiểm soát và các tế bào tiếp tục phân chia, nhưng không trưởng thành.
    Các tế bào đang phân chia không trưởng thành này chiếm đầy trong tuỷ xương và ngăn cản sự tạo ra các tế bào máu khoẻ mạnh. Vì các tế bào bạch cầu ác tính không trưởng thành nên chúng không làm được chức năng bình thường của chúng. Do đó dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Bởi vì tuỷ xương không sản xuất đủ hồng cầu và tiểu cầu khoẻ mạnh, các triệu chứng như thiếu máu và ban đỏ có thể xảy ra.
Có 4 loại bệnh bạch cầu chính:
    - Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
    - Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính
    - Bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính
    - Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn tính.
    Các bệnh bạch cầu mạn tính thường gặp ở người trưởng thành và cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Mỗi loại bệnh bạch cầu có đặc trưng và cách điều trị riêng. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính là một loại ung thư của các lympho bào không trưởng thành, được gọi là các nguyên bào lympho hoặc các tế bào non.
    Có hai loại tế bào lympho khác nhau: tế bào B và tế bào T. Thông thường bệnh bạch cầu xảy ra ở giai đoạn rất sớm khi các tế bào lympho chưa trưởng thành, trước khi chúng phát triển thành các tế bào B hoặc tế bào T. Tuy nhiên, nếu các tế bào đã phát triển thành 2 loại tế bào B hoặc T trước khi trở thành bệnh bạch cầu, loại bệnh bạch cầu này gọi là bệnh bạch cầu tế bào B hoặc tế bào T.
Các nguyên nhân của bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
    Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính vẫn chưa được biết. Các nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nguyên nhân có khả năng gây ra bệnh này. Trẻ em có các rối loạn gen nào đó, như hội chứng Down, được biết có nguy cơ cao để phát triển thành bệnh bạch cầu. Anh chị em của đứa trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có sự tăng nguy cơ nhẹ để phát triển thành bệnh này, mặc dù nguy cơ này vẫn còn ít.
    Trong những năm gần đây, đã có các công bố về bệnh bạch cầu thường xảy ra ở các đứa trẻ sống ở gần các nhà máy hạt nhân hơn hoặc ở gần các đường điện cao thế. Nghiên cứu đang tiến hành xem xét nếu có một mối liên hệ chắc chắn giữa các yếu tố này với bệnh bạch cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng về điều này.
    Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, giống như các loại ung thư khác, khong lây nhiễm và không thể truyền sang cho người khác được.
Dấu hiệu và triệu chứng
    Khi các tế bào bạch cầu ác tính nhân lên trong tuỷ xương, sự sản xuất các tế bào máu giảm. Do đó trẻ em có thể bị mệt mỏi và khó chịu do thiếu máu, nó thường bị gây ra do thiếu hồng cầu. Trẻ bị bệnh có thể bị các vết thâm tím và chảy máu kéo dài do thiếu tiểu cầu trong máu. Đôi khi, trẻ em bị nhiễm khuẩn vì số lượng bạch cầu bình thường thấp.
    Trẻ bị bệnh có thể thường cảm thấy không được khoẻ và có thể phàn nàn về các cơn đau ở các chi hoặc có thể có hạch lympho bị sưng.
    Đầu tiên, các triệu chứng của bệnh giống như các triệu chứng của bệnh cúm, nhưng khi bệnh kéo dài hơn 1 hoặc 2 tuần, chẩn đoán thường rõ ràng.
Chẩn đoán bệnh như thế nào
    Một xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu bình thường thấp và có mặt các tế bào bệnh bạch cầu bất thường. Lấy một mẫu tuỷ xương cần thiết cho việc chẩn đoán xác định.
    Một xét nghiệm được gọi là chọc tuỷ sống được làm để xem nếu dịch tuỷ sống có chứa các tế bào bạch cầu ác tính không. Chụp XQ ngực cũng được làm, nó sẽ chỉ cho thấy có tuyến ức to ở trong ngực không. Các xét nghiệm khác có thể cần thiết tuỳ thuộc vào các triệu chứng của trẻ bị bệnh.
    Các xét nghiệm này sẽ giúp để xác định loại bệnh bạch cầu chính xác.
Điều trị
    Mục đích điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính là để tiêu diệt các tế bào bạch cầu ác tính và có khả năng để phục hồi tuỷ xương trở lại bình thường. Điều trị hoá chất là phương thức diều trị chính đối với bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Thông thường, sự kết hợp giữa các thuốc hoá chất (và các thuốc steroid) được sử dụng theo một kế hoạch điều trị (thường được gọi là một phác đồ). Điều trị hóa chất được chia làm nhiều giai đoạn:
Điều trị tấn công: giai đoạn này liên quan tới việc điều trị tấn công, mục đích là tiêu diệt càng nhiều các tế bào bạch cầu ác tính càng tốt nếu như có thể. Giai đoạn điều trị tấn công kéo dài 4-6 tuần. Xét nghiệm tuỷ xương ở cuối giai đoạn điều trị tấn công để khằng định xem trẻ vẫn còn bị bệnh bạch cầu hay không. Khi không có bằng chứng của bệnh bạch cầu, tình trạng của trẻ được xem như là đang "thuyên giảm".
Điều trị dự phòng thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương: giai đoạn tiếp theo của quá trình điều trị nhằm mục đích duy trì sự thuyên giảm và cũng để ngăn ngừa sự lan tràn của các tế bào bạch cầu ác tính vào não hoặc tuỷ sống (hệ thần kinh trung ương). Điều trị hệ thần kinh trung ương bao gồm việc tiêm một loại thuốc thường là Methotrexate, trực tiếp vào dịch tuỷ sống (tiêm nội tuỷ) trong quá trình chọc tuỷ sống. Đôi khi, điều trị tia xạ vào não cũng cần thiết.
    Liều điều trị hoá chất hơn nữa (đôi khi được gọi là các giai đọan tăng cường) được sử dụng để giết bất kỳ tế bào bạch cầu ác tính nào còn sót lại. Việc điều trị này vào giữa giai đoạn 2- 4 của quá trình điều trị có thể cần thiết, tuỳ thuộc vào kế hoạch điều trị đặc biệt của trẻ.
Điều trị duy trì: giai đoạn điều trị này kéo dài trên 2 năm từ khi chẩn đoán đối với bệnh nhân nữ và >3 năm đối với bệnh nhân nam. Trẻ em bị bệnh uống thuốc hàng ngày và tiêm hoá chất hàng tháng.
    Trẻ em bị bệnh sẽ có thể sớm trở về các hoạt động bình thường hàng ngày khi chúng cảm thấy có thể. Hầu hết trẻ bị bệnh đi học trở lại trước khi bắt đầu giai đoạn điều trị duy trì.
Ghép tuỷ xương: ghép tuỷ xương chỉ được sử dụng đối với các trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có thể tái phát sau điều trị hoá chất chuẩn hoặc đối với các trẻ bị bệnh bạch cầu tái phát sau điều trị chuẩn.
Tia xạ tinh hoàn: một số trường hợp có thể cần thiết để tia xạ vào tinh hoàn đối với trẻ em trai. Điều trị này được áp dụng bởi vì các tế bào bạch cầu ác tính có thể sống sót ở trong tinh hoàn mặc dù đã được điều trị hoá chất.
Tia xạ hệ thần kinh trung ương: Trẻ em có các tế bào bạch cầu ác tính ở trong hệ thần kinh trung ương khi được chẩn đoán lần đầu là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có thể cần được tia xạ vào não (tia xạ sọ). Các bác sĩ của đứa trẻ sẽ thảo luận điều này với bố mẹ của chúng về loại điều trị và điều trị bao nhiêu thì đủ.
Các tác dụng phụ của điều trị
    Nhiều loại điều trị ung thư sẽ gây ra các tác dụng phụ. Bởi vì trong khi điều trị để giết các tế bào ung thư, chúng cũng có thể làm tổn hại một số tế bào bình thường. Một số tác dụng phụ chính là:
    - Rụng tóc
    - Giảm số lượng tế bào máu do tuỷ xương sản xuất ra, nó có thể gây thiếu máu, tăng nguy cơ có các vết thâm tím, chảy máu và nhiễm khuẩn.    - Ăn không ngon miệng và sút cân.
    - Nôn và buồn nôn.
    Các thuốc steroid cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như:
    - Sự thèm ăn tăng
    - Thay đổi tính tình
    - Tăng cân
    - Cáu kỉnh
    Hầu hết các tác dụng phụ là tạm thời và có các cách để làm giảm các tác dụng phụ và hỗ trợ trẻ bị bệnh vượt qua các tác dụng phụ này. Các bác sĩ hoặc y tá của trẻ sẽ nói với bố mẹ chúng về bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
Các tác dụng phụ muộn
    Một số nhỏ trẻ có thể bị các tác dụng phụ muộn, đôi khi hàng năm sau. Các tác dụng phụ này bao gồm các vấn đề có thể xảy ra về dậy thì và sinh sản, một thay đổi trong cách tim làm việc và một số nguy cơ nhỏ về sự phát triển một ung thư khác ở giai đoạn sau của cuộc sống. Các bác sĩ sẽ giải thích về bất kỳ một tác dụng phụ muộn nào có thể xảy ra.
Các thử nghiệm lâm sàng
    Ở nhiều nước, nhiều trẻ được điều trị như một phần của thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về các biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh (luôn được so sánh các điều trị chuẩn với phương pháp điều trị mới hoặc cải tiến). Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Các bác sĩ điều trị cho đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ của chúng để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi họ hỏi. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng là hoàn toàn tự nguyện và họ có nhiều thời gian để quyết định nếu nó đúng đắn với con của họ.
Theo dõi
    Hầu hết các trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính được chữa khỏi. Nếu bệnh bạch cầu trở lại, bình thường trong vòng 3 năm đầu sau điều trị. Điều trị bổ sung có thể được thực hiện. Các tác dụng phụ kéo dài hiếm xảy ra và hầu hết trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính phát triển và lớn lên bình thường.
    Nếu bố mẹ trẻ có sự quan tâm đặc biệt về tình trạng và điều trị của con mình, cách tốt nhất là thảo luận với bác sĩ của họ, người biết rõ về tình hình bệnh của đứa trẻ.
Cảm giác
    Như một người cha mẹ, thực tế là khi con của họ bị ung thư là một tình trạng tồi tệ nhất họ phải đối mặt với căn bệnh này. Họ có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, như sợ hãi, thấy có tội, đau buồn, lo lắng, giận dữ... Đây là các phản xạ bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ trải qua vào thời điểm khó khăn như thế.


CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>