Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Chống đau đớn sau điều trị ung thư

Bạn có thể thấy đau đớn sau khi điều trị. Trong một số trường hợp, việc điều trị là nguyên nhân của chính sự đau đớn.


Những biểu hiện đau đớn mà bạn có thể cảm thấy sau việc điều trị ung thư bao gồm:

         - Độ nhạy cảm của da, tại vị trí đã điều trị tia xạ. Sự đau đớn này khá phổ biến và có thể kéo dài trong nhiều tháng. "Chỗ đó tôi thấy nhậy cảm đến mức không thể mặc bất cứ cái gì bó chặt", một bệnh nhân sau điều trị ung thư vú đã cho biết như vậy.

         - Sự đau đớn hay sự tê cứng ở hai bàn tay và chân là do các dây thần kinh bị tổn thương, đó có thể là nguyên nhân của sự đau đớn quá mức (được gọi là bệnh thần kinh)

         - Những vết sẹo gây đau đớn do mổ khối u

         - Sự đau đớn vì mất một bên tay, chân hoặc vú. Tất cả các bác sĩ đều không biết được tại sao sự đau đớn này lại xảy ra, đó là sự thật. Sự đau đớn đó không chỉ ở "trong suy nghĩ" của bạn.

Nhận sự giúp đỡ chống lại sự đau đớn từ bác sĩ hoặc y tá của bạn

         Bạn xứng đáng được nhận sự giúp đỡ làm giảm sự đau đớn, bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể giúp bạn. Mong muốn kiểm soát được sự đau đớn không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Đó là một cách để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tiếp tục các hoạt động.

         Nếu bạn là người già hơn, bạn có thể không biết được sự đau đớn của bạn là do ung thư hay do những vấn đề về sức khoẻ khác, ví dụ như chứng viêm khớp. Bạn có thể không nghĩ đến việc kể những đau đớn này với các bác sĩ chuyên khoa ung thư hay nói với các bác sĩ khác, nhưng bạn nên làm như vậy. Nếu bạn đang trong cơn đau, hãy nói với bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn hoặc các bác sĩ khác.

         Với sự hợp tác của bạn, bác sĩ có thể đánh giá được sự đau đớn ở mức độ nào của bạn. Sau đó, họ có thể đề xuất một hoặc nhiều những phương pháp tiếp theo. Những phương pháp này đã giúp những bệnh nhân khác bình phục lại sau ung thư và cũng có thể giúp được bạn.

         - Các loại thuốc giảm nhẹ đau đớn. Trong hầu hết các trường hợp, trước tiên các bác sĩ sẽ cố gắng sử dụng các loại thuốc nhẹ nhất. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc mạnh hơn nếu bạn cần đến chúng. Điều then chốt để có được sự giảm bớt đau đớn là hãy dùng tất cả các loại thuốc mà bác sĩ của bạn đã kê đơn. Để kiểm soát được sự đau đớn, bạn đừng bỏ qua lượng thuốc cần dùng mỗi ngày hoặc là đợi đến khi thấy đau bạn mới uống. Bạn có thể lo lắng là nếu bạn sử dụng những loại thuốc này thì bạn sẽ trở thành một người "nghiện ma tuý", nhưng điều này hầu như KHÔNG BAO GIỜ xảy ra nếu bạn sử dụng đúng liều lượng và đi khám bệnh thường xuyên.

         - Những loại thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc này đã được cho phép dùng để giảm bớt sự đau đớn hoặc sự tê cứng do tổn thương các dây thần kinh.

         - Liệu pháp vật lý: Đến gặp một nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn làm mất đi sự đau đớn. Nhà vật lý trị liệu này có thể dùng sức nóng, lạnh, xoa bóp, áp suất và/hoặc các bài tập để giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

         - Nạng: Sử dụng nạng để hạn chế sự vận động của một chi hoặc khớp bị đau.

         - Châm cứu: Đây là một phương pháp chữa bệnh đã được chứng minh là có hiệu quả, sử dụng những chiếc kim để châm vào những điểm huyệt để làm giảm sự đau đớn.

         - Trạng thái thôi miên, sự trầm tư, hoặc luyện tập yoga. Bất cứ phương pháp nào trong số những phương pháp này có thể làm giảm sự đau đớn của bạn. Một chuyên viên đã qua đào tạo có thể dạy bạn những phương pháp này.

         - Kỹ năng nghỉ ngơi. Nhiều người bị ung thư tìm cách luyện tập thư giãn sâu đã giúp giảm bớt những đau đớn của họ hoặc làm giảm sự căng thẳng.

         - Phong bế thần kinh hoặc phẫu thuật. Nếu bạn thấy những phương pháp này không có tác dụng giảm bớt đau đớn, bạn có thể hỏi bác sĩ về những vấn đề này.

CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>